Quyền thừa kế tài sản của con trai khi cha mẹ mất năm 1991. Quy định của pháp luật về thời hiệu giải quyết tranh chấp dân sự.
Quyền thừa kế tài sản của con trai khi cha mẹ mất năm 1991. Quy định của pháp luật về thời hiệu giải quyết tranh chấp dân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ chồng tôi mất năm 1987, bố chồng mất năm 1991.Có để lại cho chồng tôi một mảnh đất theo trên bản đồ là thửa số 26, diện tích 191 m2. Đến năm 1992, chồng tôi không có ai nuôi dưỡng và bị thần kinh được đưa đến trại trẻ mồ côi Pet La. Năm 2010, chồng tôi chở về địa phương xây dựng gia đình, mảnh đất anh chị họ 3 đời đã ở hết và chỉ cho tôi khoảng 70 m2. Thì tôi có được làm sổ đỏ 191m2 trên bản đồ địa chính không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bố chồng bạn là người mất sau, mất năm 1991, theo đó tài sản do bố mẹ chồng bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo quy định tại Pháp lệnh Thừa kế năm 1990. Cụ thể theo Pháp lệnh Thừa kế 1990 quy định có hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Bạn nêu bố mẹ chồng bạn để lại cho chồng bạn một mảnh đất theo trên bản đồ là thừa đất số 26, diện tích 191 m2 nhưng không nói cụ thể về hình thức của việc để lại là gì. Nếu bố mẹ bạn có để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ 191 m2 cho chồng bạn và đảm bảo các điều kiện về hình thức được quy định từ Điều 14 đến Điều 19 của Pháp lệnh Thừa kế 1990; khi đó chồng bạn sẽ có quyền thừa kế với toàn bộ phần diện tích 191 m2.
Trong trường hợp, bạn không đưa ra được di chúc hợp pháp do bố mẹ chồng bạn để lại thì những điều bạn nêu về việc bố mẹ chồng bạn để lại cho chồng bạn thửa đất bản đồ số 26 là không có căn cứ. Theo đó, phần di sản bố mẹ chồng bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể Điều 25 Pháp lệnh thừa kế 1990 về những người thừa kế theo pháp luật như sau:
"1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:
a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
b) Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.
c) Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về tranh chấp đối chia di sản thừa kế: 1900.6568
3- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất hoặc những người thừa kế hàng thứ nhất đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng di sản.
4- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất và hàng thứ hai hoặc những người thừa kế thuộc cả hai hàng này đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ ba hưởng di sản."
Theo đó, bạn cần xã định hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ chồng bạn khi bố chồng bạn mất gồm những ai và những người này sẽ cùng có quyền hưởng phần di sản của bố mẹ chồng bạn để lại và hưởng cùng mức như nhau. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này có quyền khước từ quyền hưởng di sản thừa kề và để lại toàn bộ phần di sản này cho chồng bạn.
Như vậy, để vợ chồng bạn có thể xác định quyền sở hữu với phần diện tích 191 m2 do bố mẹ chồng bạn để lại thì bạn đảm bảo được một trong hai trường hợp sau:
– Có di chúc hợp pháp của bố mẹ chồng bạn để lại di sản cho chồng bạn;
– Các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất từ chối quyền thừa kế về giao lại quyền thừa kế cho chồng bạn.
Do anh chị họ của chồng bạn đã ở trên mảnh đất đó và chỉ chia cho bạn 70m2 đất, trong trường hợp này, khi có tranh chấp, bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi có bất động sản để yêu cầu giải quyết tranh chấp.