Việc nghiên cứu quy định các quốc gia quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa sẽ tạo cơ sở so sánh với quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về vấn đề này, từ đó, có thêm bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp.
Nói đến hoạt động TTHS thì dù ở mô hình tố tụng nào đi nữa đều có một mẫu số chung không thể không nhắc đến đó buộc tội và gỡ tội.
Khi nghiên cứu quy định quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở một số nước. Với mục đích đầu tiên và duy nhất của tác giả là nghiên cứu để có cơ sở so sánh quy định quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa trong pháp luật tố tụng hình sự của một vài quốc gia đại diện cho một trong những mô hình tố tụng trên thế giới với quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:
Đặc điểm của mô hình TTHS Hoa Kỳ là ưu tiên cho việc kiểm soát tội phạm và đảm bảo quá trình tố tụng được thực hiện công bằng . Mô hình TTHS của liên bang Hoa Kỳ là mô hình tố tụng tranh tụng. Hoa Kỳ không có BLTTHS riêng mà pháp luật của liên bang Hoa Kỳ điều chỉnh về TTHS bằng nhiều văn bản trong đó chi phối hoạt động TTHS là các quy tắc TTHS liên bang, các quy tắc liên bang về bằng chứng, và các quyết định hợp hiến của Tòa án tối cao. Trong mô hình tố tụng tranh tụng của Hoa Kỳ không tồn tại một hồ sơ vụ án hình sự theo nghĩa sử dụng trong mô hình tố tụng thẩm vấn. Bên buộc tội và bên bào chữa đều có quyền lập hồ sơ và khi ra phiên tòa xét xử, cả hai bộ hồ sơ đều không có giá trị chứng cứ vì chỉ có chứng cứ nào được trình bày và thẩm tra tại tòa và được
1.1. Về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của luật sư:
Sự tham gia của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự chỉ bắt đầu từ khi nghi can bị bắt giữ bằng quyết định phê chuẩn lệnh bắt giữ của
1.2. Quy định về chứng cứ:
Từ mô hình TTHS tranh tụng nên việc đảm bảo sự bình đẳng tuyệt đối giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trong suốt quá trình đi tìm sự thật của vụ án. Theo quy định trong quy tắc của liên bang về chứng cứ thì tài liệu, đồ vật chỉ được coi là chứng cứ khi các bên đưa ra tại phiên tòa được đối chất, kiểm chứng và thẩm tra khi được Tòa án chấp nhận. Việc các bên đưa ra chứng cứ tại phiên tòa sẽ được Tòa án có thể cho phép các bên và luật sư của họ thẩm tra toàn bộ hoặc một phần của những tài liệu, đồ vật do người làm chứng xuất trình. (nguyên tắc 17. Giấy triệu tập, mục (c) xuất trình tài liệu đồ vật). Một nguồn chứng cứ quan trọng thường được các bên đưa ra trong giải quyết vụ án hình sự của TTHS Hoa Kỳ đó là lời khai, tài liệu được cung cấp bởi người làm chứng mà luật sư bào chữa thu thập và xuất trình chứng cứ này cho Tòa án. Sau khi nhân chứng mà không phải là bị cáo đã khai báo khi được lấy lời khai trực tiếp, căn cứ vào đơn của bên không gọi nhân chứng đó để họ kiểm tra và sử dụng lời khai này, Tòa án phải yêu cầu công tố viên hoặc bị cáo và luật sư của bị cáo xuất trình bất kỳ lời khai nào của nhân chứng thuộc bên đó gọi và liên quan đến nội dung vấn đề trong lời khai của nhân chứng nêu trên. (nguyên tắc 26.2. Xuất trình lời khai của nhân chứng, mục (a)). Việc đánh giá tính xác thực của những chứng cứ được các bên đưa ra cũng được quy định cụ thể: Nếu bên gọi nhân chứng không thực hiện yêu cầu xuất trình hoặc chuyển giao một lời khai, Tòa án phải huỷ bỏ lời khai của nhân chứng nêu trên trong hồ sơ. Nếu bên công tố không thực hiện, Tòa án phải tuyên bố việc xét xử là sai nếu thấy cần thiết đảm bảo cho công lý. (nguyên tắc 26.2. Xuất trình lời khai của nhân chứng, mục (c)).
Pháp luật tố tụng hình sự Hoa kỳ là đại diện cho mô hình tố tụng tranh tụng thường được coi là dựa trên thuyết “đối kháng” fight theory. Tinh thần cốt lõi của mô hình tố tụng tranh tụng luôn luôn là thủ tục công bằng, trong đó bắt buộc có các yếu tố như xét xử bằng lời nói, thẩm tra chéo nhân chứng và nguyên tắc đối tụng công bằng. Mô hình này cho phép luật sư có thể tham gia đầy đủ vào quá trình tố tụng nên Tòa án có thể thêm được một kênh thông tin và nguồn chứng cứ giá trị để khám phá sự thật khách quan của vụ án. Thay vì chỉ xem xét các chứng cứ có trong hồ sơ hình sự thì đoàn bồi thẩm được tiếp cận chứng cứ của cả bên buộc tội và bên gỡ tội khi các bên đưa ra tại phiên tòa. Ngoài ra, với sự công bằng của quy trình tố tụng, mô hình tranh tụng thể hiện ở mức độ cao hơn sự tôn trọng quyền cơ bản của công dân. Vai trò của luật sư khi tham gia TTHS giúp giảm đi sự lạm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội được tôn trọng hơn so với mô hình tố tụng hình sự khác.
2. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
Mô hình tố tụng hình sự Trung Hoa về cơ bản là mô hình tố tụng thẩm vấn có kết hợp với một số yếu tố của tố tụng tranh tụng. Trong thực tiễn điều tra, thu thập chứng cứ, vẫn có tình trạng Cơ quan điều tra lạm dụng việc áp dụng các pháp cưỡng chế, biện pháp chặn và sử dụng một số biện pháp bất hợp pháp để có được lời nhận tội của nghi can, bị can, bị cáo. Mặc dù luật tố tụng hình sự Trung Hoa quy định quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa của nghi can, bị can, bị cáo cũng như cơ chế để bảo đảm quyền bào chữa của họ nhưng trong thực tiễn vai trò người bào chữa là rất hạn chế, có rất ít luật sư tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự . Nghiên cứu luật tố tụng hình sự năm 1996 tập trung những vấn đề liên quan đến quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa để làm căn cứ để luận văn đưa ra kiến nghị tham khảo đối với Việt Nam.
2.1. Người bào chữa gốm những ai:
Người bào chữa bao gồm: Luật sư; Người được tổ chức nhân dân hoặc đơn vị quản lý của bị can, bị cáo giới thiệu; Người giám hộ, người thân hoặc bạn bè của bị can, bị cáo. (Điều 32 luật TTHS năm 1996). Điều này khác với quy định của pháp luật TTHS Việt Nam khi quy định mở rộng hơn về người bào chữa tới cả người thân và bạn bè của bị can, bị cáo.
2.2. Quyền thu thập thông tin liên quan đến vụ án:
– Thu thập thông tin từ nhân chứng, luật sư bào chữa có thể thu thập thông tin từ các nhân chứng khi được sự đồng ý của những người này và cũng có thể yêu cầu VKSND hoặc
– Thu thập thông tin từ các đơn vị và cá nhân liên quan, cũng giống như quy định đối với nhân chứng luật sư bào chữa có thể thu thập thông tin liên quan đến vụ án từ các đơn vị, cá nhân liên quan chỉ khi được sự đồng của họ và cũng có thể yêu cầu VKSND hoặc TAND thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu TAND thông báo cho nhân chứng có mặt tại tòa và khai báo (Điều 32 luật TTHS năm 1996);
– Thu thập thông tin người bị hại, họ hàng thân thích hoặc nhân chứng do người bị hại cung cấp. Khác với nhân chứng và đơn vị, cá nhân, luật sư bào chữa có thể thu thập thông tin liên quan đến vụ án từ người bị hại, họ hàng thân thích hoặc nhân chứng do người bị hại cung cấp thì ngoài sự đồng ý của những người này thì còn phải được sự cho phép của VKSND hoặc TAND. (Điều 32 luật TTHS năm 1996);
– Thu thập thông tin từ bị can, bị cáo khác: người bào chữa khác cũng có thể gặp mặt, trao đổi thông tin với bị can, bị cáo đang bị tạm giam khi được sự cho phép của VKSND. (Điều 32 luật TTHS năm 1996). Một điểm có thể nói là rất biệt và có giá trị đối với người bào chữa khác đó là có thể gặp gỡ, trao đổi với nghi can khác đang bị tạm giữ khi được sự chấp thuận của Viện kiểm sát.
2.3. Tham gia tố tụng và thu thập thông tin:
+ Đối với luật sư bào chữa. Kể từ ngày Viện kiểm sát nhân dân bắt đầu thẩm tra vụ án, luật sư bào chữa có thể tư vấn, trích, sao các tài liệu tư pháp liên quan đến vụ án và các chứng cứ chứng minh về kỹ thuật, và có thể gặp gỡ, trao đổi với nghi can đang bị giam giữ. Với sự chấp thuận của Viện kiểm sát, những người bào chữa khác cũng có thể tư vấn, trích, sao các tài liệu nói trên, gặp gỡ, trao đổi với nghi can đang bị giam giữ. (Điều 32 luật TTHS năm 1996).
+ Đối với luật sư được chỉ định. Sau khi nghi can bị cơ quan điều tra thẩm vấn lần đầu tiên hoặc từ ngày bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì nghi can có thể chỉ định một luật sư tư vấn pháp lý và thực hiện việc khiếu nại, tố cáo thay mặt mình. Nếu nghi can bị bắt, luật sư được chỉ định có thể thay mặt họ để yêu cầu có người bảo lĩnh trong giai đoạn chờ xét xử. Nếu vụ án liên quan đến bí mật nhà nước, nghi can phải có được sự phê chuẩn của cơ quan điều tra đối với việc chỉ định luật sư. Luật sư được chỉ định có quyền tìm kiếm từ cơ quan điều tra các thông tin về tội phạm bị tình nghi, và có thể gặp gỡ nghi can trong trại giam để tìm hiểu vụ án. Khi luật sư gặp gỡ nghi can trong trại giam, căn cứ vào tính nghiêm trọng của tội phạm và nếu thấy cần thiết thì cơ quan điều tra có thể cử người tham gia cuộc gặp. Nếu vụ án liên quan đến bí mật nhà nước, trước khi gặp nghi can, luật sư phải có sự phê chuẩn của cơ quan điều tra. (Điều 96 luật TTHS năm 1996).
2.4. Đưa ra chứng cứ:
– Trước khi xét xử Luật sư bào chữa nếu thu thập được chứng cứ chứng minh bị can không có mặt ở hiện trường vụ án, chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, là bệnh nhân tâm thần pháp luật quy định không phải chịu trách nhiệm hình sự cần kịp thời thông báo cơ quan công an, VKSND và xuất trình chứng cứ trước Tòa án.
– Tại phiên tòa Kiểm sát viên và người bào chữa phải xuất trình chứng cứ ra trước toà cho các bên kiểm tra; biên bản ghi lời khai của người làm chứng không có mặt tại tòa, kết luận của người giám định không có mặt tại tòa, biên bản khám nghiệm và những tài liệu khác được dùng làm chứng cứ phải được đọc tại phiên tòa. Thẩm phán phải nghe ý kiến của kiểm sát viên, các bên đương sự, người bào chữa và người đại diện được uỷ quyền. (điều 157 luật TTHS năm 1996) và với sự cho phép của thẩm phán chủ toạ phiên toà, kiểm sát viên, các bên đương sự, người bào chữa và người đại diện được uỷ quyền có thể trình bày quan điểm của mình về chứng cứ và về vụ án, và có thể tranh luận với nhau.
Luật TTHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thể thấy vai trò hạn chế của luật sư trong giai đoạn điều tra và thiếu biện pháp giải quyết đối với hành bất hợp pháp của cơ quan điều tra trong quá trình thẩm vấn dẫn đến nhiều hậu quả xấu trong các vụ án mà người bị tình nghi nhận tội do bị ép buộc và quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa không được quy định cụ thể trong Luật TTHS là hành lang cho người bào chữa thực hiện quyền bào chữa.
3. Một số giá trị tham khảo quy định quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa đối với Việt Nam:
Nghiên cứu các quy định quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của các mô hình tranh tụng tiêu biểu như: Hoa Kỳ và Trung Hoa cho thấy địa vị pháp lý của người bào chữa trong hoạt động tố tụng có một số giá trị tham khảo đối với Việt Nam.
3.1. Thỏa thuận nhận tội:
Thỏa thuận nhận tội là một đặc điểm của mô hình tố tụng tranh tụng vì người bị buộc tội là một bên theo nghĩa đầy đủ trong tố tụng có thể cùng với người bào chữa của mình hoặc tự mình bào chữa. Với sự đồng ý của Tòa án bị cáo có thể tham gia vào việc nhận tội có điều kiện, và bảo lưu bằng văn bản về quyền được xét xử phúc thẩm đối với một quyết định có tính chất bất lợi về một yêu cầu cụ thể trước khi xét xử. Yêu cầu của bị cáo được Tòa án xét xử phúc thẩm chấp nhận trong kháng cáo sau đó có thể rút lại lời thú nhận. Trước khi Tòa án chấp nhận việc nhận tội, bị cáo có thể tuyên thệ, và Tòa án phải giải quyết cho từng cá nhân bị cáo tại phiên tòa công khai. Trong quá trình này, Tòa án phải thông báo cho bị cáo, và xác định rằng bị cáo đã hiểu, những quyền như: Hành vi vi phạm tuyên thệ hoặc khai báo gian dối, sẽ được sử dụng để chống lại bị cáo về bất kì tuyên bố nào bị cáo đưa ra sau khi tuyên thệ; Quyền không thừa nhận có tội, hoặc khi đã không thừa nhận, để tiếp tục khẳng định việc biện hộ; Quyền có luật sư đại diện – và nếu cần thiết Tòa án chỉ định luật sư – tại phiên xét xử và tại bất kỳ giai đoạn nào khác của quá trình tố tụng; quyền từ chối các quyền xét xử này nếu Tòa án chấp nhận việc thú tội; Quyền tại phiên tòa được đối mặt và kiểm tra chéo nhân chứng đối, được bảo vệ khỏi việc bị buộc phải tự nhận tội, được biện minh và xuất trình chứng cứ, và buộc các nhân chứng phải có mặt. (nguyên tắc 11. Thú nhận, mục (b) xem xét và chấp nhận việc nhận tội, tiểu mục (1) tư vấn và thẩm vấn bị cáo trong Các quy tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006). Thỏa thuận thú tội được thực hiện giữa bên buộc tội và người bào chữa cùng với người bị buộc tội có thể thảo luận và đạt được một thỏa thuận thú tội để chọn một mức hình phạt đối với hành vi phạm tội của họ. Tòa án không tham gia vào những cuộc thảo luận như thế này. (nguyên tắc 11. Thú nhận, mục N, tiểu mục (c) thủ tục thỏa thuận thú nhận trong Các quy tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006). Pháp luật TTHS Việt Nam hiện nay chưa có quy định này có thể tham khảo thêm các quy định nêu trên của pháp luật TTHS của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để giải quyết vụ án hình sự nhanh chóng, giảm bớt được sự kéo dài thời gian giải quyết một vụ án và bảo đảm được quyền tố tụng được đầy đủ của người bị buộc tội cũng như việc thực hiện quyền của người bào chữa.
3.2. Kiểm tra chéo:
Kiểm tra chéo là việc các bị cáo có quyền có mặt ở phiên tòa và được đặt câu hỏi đối với nhân chứng của phía bên kia để bảo vệ khỏi việc bị buộc phải tự nhận tội, được biện minh cho mình hoặc nghi vấn của khả năng lời chứng giả dối hoặc lời chứng đáng tin cậy tại phiên tòa. Kiểm tra chéo cho phép bị cáo làm giảm đi trách nhiệm của mình thậm chí không đưa ra chứng cứ. (nguyên tắc 11. Thú nhận, mục (1) xem xét và chấp nhận việc nhận tội, tiểu mục (E) tư vấn và thẩm vấn bị cáo trong Các quy tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006). Hiệu quả nhất của kiểm tra chéo là việc giải quyết vụ án, tập trung nhiều hơn vào sự hiện ghi nhận của nhân chứng về những sự kiện đã xảy ra trong vụ án và sự trung thực là kết quả của sự khám phá. Ngoài Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có quy định về kiểm tra chéo thì một quốc gia có mô hình tố tụng kết hợp tranh tụng và thẩm vấn là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng đưa chế định kiểm tra chéo vào pháp luật TTHS. Lời khai của nhân chứng có thể được sử dụng làm cơ sở quyết định vụ án chỉ sau khi nhân chứng đã được thẩm vấn và kiểm tra chéo tại Tòa án trước cả hai bên là kiểm sát viên và người bị hại cũng như bị cáo và người bào chữa, và sau khi lời khai của nhân chứng của tất cả các bên đã được nghe và kiểm chứng. (Điều 47 luật TTHS năm 1996).
Chế định kiểm tra chéo tạo ra vai trò tích cực hơn cho người bào chữa trong việc thực hiện các chức năng bào chữa, quyền điều tra lớn và chuyên nghiệp hơn khi lập hồ sơ bào chữa , và linh hoạt, chủ động tại phiên tòa do phải tiến hành kiểm tra trực tiếp chứng cứ của bên đối tụng đưa ra và kiểm tra chéo nhân chứng. Pháp luật TTHS Việt Nam đã có quy định về việc hỏi người làm chứng tại điều 311 BLTTHS năm 2015 nhưng nếu so sánh với chế định kiểm tra chéo thì mới thể hiện được một phần về hình thức và còn nhiều hạn chế có thể dẫn ra đó là “bị cáo có thể hỏi người làm chứng về các vấn đề liên quan đến bị cáo khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý” (khoản 2 Điều 311), mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao nên cần tiếp tục tiếp thu có chọn lọc những quy định tiến bộ của chế định kiểm tra chéo để áp dụng có hiệu quả quy định này tại các phiên tòa, vừa bảo đảm được quyền của bị cáo và chất lượng tranh tụng dân chủ tại phiên tòa được thực chất và toàn diện.