Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hình sự? Quyền thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự?
Những yếu tố khách quan, vô tư và công bằng là những điều rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong Tố tụng hình sự. Theo đó để đảm bảo các yếu tố này được phát huy thì pháp luật quy định người có quyền tiến hành tố tụng nếu không khách quan, vô tư và công bằng thì có thể tự thay đổi theo quy định. và chủ thể có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định trong tố tụng hình sự. Vậy để hiểu thêm về vấn đề này, hãy theo dõi những thông tin dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hình sự
Căn cứ theo quy định cụ thể tại điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể:
” 1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Tòa án.
2. Người tiến hành tố tụng gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.”
Theo quy định này chúng ta có thể thấy pháp luật đã quy định về các cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự đó là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án, theo đó các cơ quan tiến hành tố tụng có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, nhưng hoạt động trong mối liên hệ mật thiết, thống nhất với nhau, và đều có trách nhiệm là nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội của tội phạm.
Các cơ quan như chúng tôi nêu trên sẽ có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiến hành các hoạt động của mình theo quy định của
Căn cứ theo quy định trên thì có 03 cơ quan tiến hành tố tụng trong đó cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự gồm có cơ quan điều tra của Công an nhân dân, cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân, Cơ quan điều của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngoài các Cơ quan điều tra nói trên, Bộ luật Tố tụng hình sự còn quy định một số cơ quan được quyền tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Cụ thể là các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Chức năng chủ yếu của của các Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự là điều tra các vụ án có liên quan tới thẩm quyền làm rõ vụ việc cụ thể của mình.
Ngoài ra còn cơ quan tiến hành tố tụng là Viện kiểm sát, đây là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Hệ thống tổ chức Viện kiểm sát gồm có các cấp là Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Các Viện kiểm sát huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Các Viện kiểm sát quân sự. Những cấp Viện kiểm sát chúng tôi nêu như trên sẽ thực hiện chức năng cơ bản của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự là thực hành quyền công tô và kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự quy định.
Thông qua quá trình tố tụng thì Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật và đưa ra những căn cứ bảo vệ quyên con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định, điều đó sẽ góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thông nhất.
Cuối cùng, cơ quan có trách nhiệm trong việc thực hiện tố tụng là Tòa án có thể thấy Tòa án đóng vai trò trung tâm trong tố tụng hình sự. Hệ thống tổ chức Tòa án gồm có các cấp Tòa án như
Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 có nêu về những người tiến hành tố tụng thì có thể hiểu các chức danh thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra đây là những chức danh tố tụng trong tố tụng hình sự. Theo đó thì nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rất cụ thể.
2. Quyền thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự
Căn cứ theo quy định cụ thể tại điều 50. Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:
” 1. Kiểm sát viên.
2. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.”
Như vậy, căn cứ dựa trên quy định chúng tôi đề ra như trên có thể thấy trong số những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì chỉ có Kiểm sát viên mới có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Chỉ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ; người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật, còn những người tham gia tố tụng khác không có quyền này ví dụ như người chứng kiến, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người giám định, người phiên dịch…
Như chúng ta đã biết thì quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể do chính họ từ chối hoặc bị thay đổi theo đề nghị của những người được bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định có quyền đề nghị thay đổi. Nếu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc trường hợp phải từ chối hoặc có căn cứ rõ ràng khác phải từ chối tiến hành tố tụng nhưng không tự mình từ chối thì những người sau đây có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cụ thể như quy định trên thì:
+ Kiểm sát viên: đây được hiểu là chức danh duy nhất trong số những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định. Quy định trên xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Kiểm sát viên.
+ Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ: Hiện nay thì những chủ thể này có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tố tụng vì xuất phát từ lí do người bị tạm giam, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự họ tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự là để bảo vệ quyền và lợi ích của họ trong vụ án hình sự, họ muốn có một bản tuyên án công tâm và bình đằng nhất, Vì lí do đó nên trước khi phiên tòa xét xử được diễn ra, họ có thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình nếu trong số người tiến hành tố tụng, họ thấy chưa có sự khách quán trong giải quyết vụ án hay là người thân thích và đã tham gia với một vài trò tố tụng khác, khi đó họ có quyền yêu cần thay đổi người tiến hành tố tụng mới để có thể đảm bảo sự công bằng và minh bạch hơn trong quá trình tố tụng.
+ Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự: có thể hiểu ở đây người bào chữa có thể là Luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân và trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Theo đó những người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc do cơ quan có thẩm quyền tiên hành tố tụng chỉ định để thực hiện nhiệm vụ và mục đích của người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự đó trong vụ án với mục đích là nhằm làm sáng tỏ những tình tiết vụ án và phục vụ cho công tác chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đòi lại công bằng cho người bị buộc tội về mặt pháp lý để bảo vệ quyền và pháp lý của người bị buộc tội, cũng vì thế nên trong trường hợp họ thấy cơ quan, người tiến hành tố tụng không khách quan trong quá trình tố tụng, có mối quan hệ với các đương sự khác thì họ có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định như trên.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quyền thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.