Quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác:
Điểm b khoản 1 Điều 6 BLLĐ năm 2019 quy định NSDLĐ có quyền: “Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định hiện hành NSDLĐ có quyền gia nhập và hoạt động vào tổ chức đại diện NSDLĐ là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA), Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng một số tổ chức khác. Trong đó, VCCI và VCA là hai tổ chức đại diện chính. VCCI là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, NSDLĐ và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam. VCCI là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính.
VCA là tổ chức kinh tế – xã hội có tư cách pháp nhân, được thành lập ở trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…là thành viên chính thức của Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) và Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa thế giới (WASME). Hai tổ chức này được pháp luật thừa nhận vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên của mình (là những NSDLĐ) và bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật. Bên cạnh đó, tổ chức này được coi là cầu nối giữa NLĐ, NSDLĐ trong các quan hệ cụ thể trong cơ chế hai bên, cơ chế ba bên để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động.
Pháp luật trao quyền cho NSDLĐ được thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác được xem là một bước tiến quan trọng. Theo đó, NSDLĐ có thể tự do liên kết để thành lập hội (ví dụ như những hiệp hội doanh nghiệp), tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi cho mình hoặc có quyền tham gia những tổ chức mà Nhà nước thành lập với cơ sở rộng khắp từ Trung ương tới địa phương.
Khi tham gia các tổ chức này, NSDLĐ được liên kết với nhau để có thêm sức mạnh thông qua sự tập hợp số lượng, trí tuệ và các yếu tố khác, cùng nhau thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hạn chế bớt những rủi ro không đáng có làm ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh.
Có thể thấy NSDLĐ là nhân tố có vai trò quyết định hàng đầu cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Việc tập hợp họ lại với nhau dưới sự đại diện của một tổ chức một mặt giúp cho họ có nhiều cơ hội để gặp gỡ, tiếp xúc, học hỏi và hỗ trợ nhau; mặt khác giúp cho Nhà nước dễ quản lý hơn đối với hoạt động của các tổ chức này, cũng như xác định rõ tư cách chủ thể của NSDLĐ khi tham gia cơ chế ba bên. Tuy nhiên, với các nội dung hoạt động nêu trên cho thấy tổ chức đại diện NSDLĐ mới chủ yếu tập trung vào việc đóng góp ý kiến cho Nhà nước (Chính phủ), chưa có quyền cùng Nhà nước quyết định về một hoặc nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi của NSDLĐ, từ đó chưa phát huy hết tác dụng của BLLĐ, điều lệ của các tổ chức đại diện NSDLĐ, bởi vì theo các quy định đó thì tổ chức đại diện NSDLĐ có quyền tham gia hoặc tự mình tiến hành nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ thành viên của mình. Việc bảo vệ quyền lợi của các thành viên không chỉ dừng lại ở các nội dung tham gia ý kiến với nhà nước về các vấn đề có liên quan đến QHLĐ.
Một trong những cách tiếp cận mang tính rộng rãi về vai trò “bảo vệ” của tổ chức đại diện NSDLĐ là họ, đại diện NSDLĐ không chỉ “bảo vệ” các thành viên của mình hoặc đơn giản là bảo vệ các thành viên bằng mọi giá. Các quyền lợi được bảo vệ phải chứa đựng yếu tố hợp pháp, chính đáng. Như vậy, đồng thời với tính hợp pháp, chính đáng của đối tượng được bảo vệ là tính liên hệ với quyền lợi của các chủ thể liên quan. Điều đó đòi hỏi sự bảo vệ phải được đặt trong một tổng thể có mối liên hệ với nhau, thậm chí chi phối nhau. NSDLĐ không thể vì quyền lợi cục bộ, bản vị của mình mà dồn NLĐ vào hoàn cảnh không lối thoát.
Hơn nữa, nếu tất cả hoặc phần lớn NLĐ ở trong hoàn cảnh đó thì sự bảo vệ của NSDLĐ lại trở thành vũ khí huỷ diệt những quyền lợi thiết thân của chính họ. Nhìn chung, NSDLĐ là một bên không thể thiếu của QHLĐ, khi không đạt được lợi ích trong quá trình sử dụng lao động thì họ sẽ không thể tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh, không giải quyết việc làm cho NLĐ và ngưng trệ sự phát triển kinh tế đất nước. Chính vì thế, khi tham gia vào các tổ chức trên và thực hiện được những công việc vừa nêu, NSDLĐ đã một lần nữa khẳng định được vai trò to lớn của mình, không chỉ đơn thuần là liên kết với nhau lại để bảo vệ các thành viên trong tổ chức mà còn đảm bảo hài hòa lợi ích của xã hội, tạo thành sợi dây mắt xích chung tay làm giàu cho nước nhà.
Tuy vậy, pháp luật nước ta cũng không có quá nhiều điều khoản quy định về việc công nhận các tổ chức mà NSDLĐ tự thành lập mà chỉ có một điều khoản mở: “Người sử dụng lao động có quyền thành lập tổ chức khác theo quy định của pháp luật”. Theo đó, các doanh nghiệp có quyền tự mình thành lập, liên kết với nhau để hình thành một tổ chức nào đó với cùng mục đích, nội dung hoạt động để trở thành hội viên giao lưu, trao đổi, thúc đẩy và giúp đỡ nhau cùng phát triển, miễn sao các tổ chức này không vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội.
Hiện nay, mới chỉ có
2. Quyền yêu cầu tổ chức đại diện người lao động đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể:
– Quyền đối thoại tại nơi làm việc.:
Đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa NSDLĐ và NLĐ hoặc đại diện tập thể lao động với NSDLĐ nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Quy chế dân chủ tại cơ sở tại nơi làm
việc là những quy định về quyền và trách nhiệm của NLĐ, NSDLĐ, tổ chức đại diện tập thể lao động với các nội dung NLĐ được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát…Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa quan trọng của đối thoại xã hội nói chung, đối thoại tại nơi làm việc nói riêng, đó là không chỉ bảo đảm sự dân chủ trong doanh nghiệp, nhất là NLĐ được đóng góp ý kiến để xây dựng môi trường lao động ổn định, vì sự phát triển của đơn vị, dung hòa được quyền và lợi ích, mà còn có tác dụng phòng ngừa các bất đồng xảy ra, hạn chế và loại trừ nguy cơ dẫn đến tranh chấp lao động làm phá vỡ QHLĐ, gây thiệt hại về quyền, lợi ích cho cả hai bên. Do đó, đây là vấn đề được ILO và pháp luật của các nước trên thế giới rất chú trọng. Ở Việt Nam, BLLĐ năm 1994 và các luật sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006 và 2007 chỉ quy định vấn đề thỏa ước lao động tập thể, trong khi đó thỏa ước lao động tập thể phát triển chậm, chưa phát huy được vai trò to lớn của nó trong việc xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. Chỉ đến khi BLLĐ năm 2012 ra đời đã bổ sung thêm nội dung này (và nội dung về thương lượng tập thể) nhằm hoàn thiện hơn khung pháp lý cho QHLĐ theo hướng phù hợp với pháp luật trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá mối QHLĐ. Có thể khẳng định đây là bước tiến đáng kể trong việc hoàn thiện pháp
Đối thoại là xu hướng được khuyến khích trong thời kỳ hội nhập, là điều kiện cần để ổn định QHLĐ tại doanh nghiệp một cách căn cơ, NLĐ mạnh dạn đưa ra chính kiến. Việc cùng trao đổi và đưa ra hướng giải quyết trên cơ sở đồng thuận sẽ giúp NSDLĐ và NLĐ xây dựng niềm tin, từ đó cùng nhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, tuân thủ pháp luật và hài hòa lợi ích là mục tiêu mà đối thoại hướng đến. Trong bối cảnh hoạt động đối thoại xã hội chưa trở thành một nếp sinh hoạt ở các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ta, thì những quy định về đối thoại tại nơi làm việc rất có ý nghĩa, thúc đẩy cả NSDLĐ, NLĐ và tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động tích cực hơn trong việc hợp tác tổ chức hội nghị NLĐ, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.
Khi tiến hành đối thoại, NSDLĐ sẽ là người chủ trì, yêu cầu tập thể lao động đối thoại. Thực hiện định kỳ ít nhất một năm một lần để trao đổi, thảo luận về tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ; việc thực hiện HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; điều kiện làm việc; yêu cầu của hai bên với nhau và các nội dung khác mà hai bên quan tâm. Nếu một doanh nghiệp chưa có thỏa ước lao động tập thể thì đối thoại được xem là giai đoạn đầu để hai bên xem xét, đề xuất ý kiến xây dựng…Ngoài ra, việc đối thoại tại nơi làm việc còn được thực hiện trong các trường hợp sau: Khi có yêu cầu của một hoặc các bên; khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
– Quyền thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể:
Khoản 1 Điều 65 BLLĐ năm 2019 quy định thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện NLĐ với một bên là một hoặc nhiều NSDLĐ hoặc tổ chức đại diện NSDLĐ nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng QHLĐ tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Như vậy, thương lượng tập thể là biện pháp được các bên của QHLĐ sử dụng để thỏa thuận những vấn đề về quyền và lợi ích. Thông qua những thỏa thuận đó, NSDLĐ đảm bảo quyền và lợi ích cho mình, chi trả các lợi ích cho NLĐ phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình. Đó là cách thức tự bảo đảm các quyền của NSDLĐ trong khuôn khổ luật định.
Đối với thỏa ước lao động tập thể, khoản 1 Điều 75 BLLĐ năm 2019 quy định:
Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
Như vậy, khác với
Ký kết thỏa ước lao động tập thể có thể giúp cho NSDLĐ tránh được những yêu sách cá nhân từ phía NLĐ đòi tăng thêm quyền lợi trong thời gian thỏa ước có hiệu lực, đồng thời tạo được hành lang pháp lý riêng để thực hiện quyền quản lý lao động phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị.
Liên quan tới vấn đề tổ chức đại diện NSDLĐ tham gia thương lượng tập thể thì BLLĐ năm 2019 có quy định số lượng người tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do các bên thỏa thuận. Thành phần tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do bên đó quyết định. Trường hợp bên NLĐ có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện có quyền yêu cầu thương lượng quyết định số lượng đại diện của mỗi tổ chức tham gia thương lượng. Trường hợp bên NLĐ có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của Bộ luật này thì số lượng đại diện của mỗi tổ chức do các tổ chức đó thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì từng tổ chức xác định số lượng đại diện tham gia tương ứng theo số lượng thành viên của tổ chức mình trên tổng số thành viên của các tổ chức. Mỗi bên thương lượng tập thể có quyền mời tổ chức đại diện cấp trên của mình cử người tham gia là đại diện thương lượng và bên kia không được từ chối. Đại diện thương lượng tập thể của mỗi bên không được vượt quá số lượng quy định tại khoản 1 Điều 69 BLLĐ, trừ trường hợp được bên kia đồng ý.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 86 BLLĐ năm 2019 thì thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây: Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật; người ký kết không đúng thẩm quyền; không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Có thể thấy rằng đây là quy định cứng nhắc, thiếu linh hoạt, gây khó khăn cho NSDLĐ.