Đối với một tài sản được sử dụng vào một mục dích nào đó của chủ sở hữu nhằm thỏa mãn các nhu cầu của họ về tài sản đó. Vậy quyền sử dụng là gì? Quy định về quyền sử dụng tài sản? trong Bộ luật này được được quy định như thế nào. Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quyền sử dụng là gì?
Trước khi tìm hiểu về quyền sử dụng là gì thì cần phải tìm hiểu về khái niệm sử dụng là gì? Theo như quy định tại Điều 189
Cũng dựa theo quy định tại
2. Ý nghĩa của quyền sử dụng:
Con người khai thác lợi ích vật chất của chúng để thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh. thì còn thực hiện việc này dựa vào các tính năng riêng biệt của từng đồ vật khác nhau để sử dụng nó làm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Bên cạnh đó thì khái niệm quyền sử dụng được định nghĩa bằng phạm vi của quyền dưới quy định của pháp luật hiện hành, thì quyền sử dụng được xác định bằng các quyền khác nhau và cụ thể là: quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Trong đó thì đối với quyền khai thác công dụng của tài sản được nêu ở trên có thể được hiểu bằng việc cá nhân, tổ chức là người có quyền sử dung đưa tài sản vào sử dụng theo đúng tính năng, công dụng của tài sản đó để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh… của mình. Bên cạnh đó, trong Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định về quyền hưởng hoa lợi, lợi tức trên tài sản mà người có quyền sử dung đối với tài sản có tạo ra hoa lợi và lợi tức đó được xác định là chủ thể được hưởng thêm những tài sản mới phát sinh từ việc khai thác công dụng của tài sản. Do đó, người được hưởng hoa lợi, lợi tức có thể được xác định là người trực tiếp khai thác công dụng của tài sản nhưng cũng có thể là người không trực tiếp khai thác công dụng của tài sản mà chuyển giao việc khai thác công dụng này cho người khác.
Không những thế mà việc người có quyền sử dụng thực hiện quyền sử dụng là việc dựa vào tính năng của vật mà khai thác lợi ích vật chất của chúng để thỏa mãn các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh. Trong đó nhu cầu về sản xuất kinh doanh được thỏa mãn khi đáp ứng được cả việc thu nhận những kết quả của tài sản do tự nhiên mang lại như hưởng trứng do gia cầm đẻ ra, hoa quả trên cây, gia súc nhỏ do mẹ chúng sinh ra,…
Như vậy, có thể xác định dựa trên Bộ luật Dân sự năm 2015 là quyền sử dụng tài sản được biết đến như một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Bên cạnh đó thì chủ sở hữu đối với tài sản có thể tạo ra hoa lợi, lợi túc thì có toàn quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo ý chí và khả năng của mình trong khuôn khổ của quyền sử dụng tài sản. Bộ luật này cũng quy định về việc chủ sở hữu trực tiếp sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình những bên cạnh đó cũng có quy định về việc chuyển giao quyền sử dụng cho người khác đối với tài sản của mình. Do đó, có thể được chuyển giao cho người khác trên cơ sở một hợp đồng hợp pháp của chủ sở hữu dưới quy định của pháp luật hiện hành..
3. Quy định về quyền sử dụng tài sản:
Trên cơ sở tìm hiểu về khái niệm về quyền sử dụng tài sản nêu ở mục trên thì có thể nhận biết được quyền sử dụng tài sản là quyền khai thác công dụng và những lợi ích vật chất của tài sản, nhưng không phải chỉ thực hiện theo ý chí của chủ sở hữu tài sản đó, mà việc quy định về quyền sử dụng này còn bị giới hạn trong một phạm vi nhất định. Do đó, theo như quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đối với mỗi tính chất, công dụng và giá trị của tài sản khác nhau mà quy định về giới hạn của pháp luật về việc sử dụng đối với mỗi loại tài sản có thể khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật dân sự cho phép chủ sở hữu có thể tùy nghi sử dụng tài sản để khai thác công dụng, tính năng của tài sản, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 190 Bộ luật này: “Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”
Bên cạnh đó cũng có quy định tại Điều 189 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc, chủ sở hữu có toàn quyền trực tiếp khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản để thỏa mãn các nhu cầu theo ý chí của mình. Tuy nhiên, chủ sở hữu có thể chuyển giao cho người khác quyền sử dụng tài sản trên cơ sở một hợp đồng hợp pháp của chủ sở hữu, cụ thể:
“Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó thì tại Điều 191 cũng có quy định về việc “Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật”. Do đó, đối với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp khác mà pháp luật quy định, cơ quan hoặc tổ chức cũng có quyền sử dụng tài sản trên cơ sở một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đã ghi nhận chi tiết các quy định tại các Điều 189, Điều 190 và Điều 191 về quyền sử dụng tài sản rất cụ thể và chi tiết về các vấn đề phát sinh và sảy ra trong quá trình chủ sở hữu thực hiện sử dụng đối với tài sản của mình. Do đó, có thể khẳng định một điều rằng quy định của Điều luật tại Bộ luật này sẽ giải quyết được các vấn đề về quyền sử dụng và đảm bảo được tính khái quát rất cao bên cạnh đó các quy định này còn phần nào đó đáp ứng được yêu cầu phong phú của thực tiễn hiện nay.
Bởi lẽ tự nhiên, pháp luật có quy định về chủ sở hữu trực tiếp sử dụng tài sản của mình theo như thông thường và đó là quyền mặc định của chủ sở hữu một tài sản nào đó; nhưng lại vì một lý do nào đó mà chủ sở hữu tài sản đó không có đủ khả năng để tự mình thực hiện hoặc không muốn thực hiện quyền sử dụng đó của mình thì cũng có thể chuyển giao cho người khác sử dụng thông qua một giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, có thể khẳng định một điều rằng Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời đã kiện toàn hơn hệ thống pháp luật về quyền sử dung. Chính vì thế mà quyền sử dụng được xem như một quyền năng mà pháp luật quy định cho chủ sở hữu, người chiếm hữu có căn cứ pháp luật, hoặc người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được phép sử dụng tài sản đối với các hoa lợi và lợi túc trong thời gian chiếm hữu không ngày tình của các đối tượng này. bên cạnh đó, thì chủ sở hữu đối với việc chiến hữu tài sản ngày tình thì việc sử dụng đó phải đảm bảo nguyên tắc về giới hạn của việc thực hiện quyền dân sự và các điều kiện về định đoạt tài sản có trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hưu đối với tài sản thực hiện việc chuyển quyền sử dụng cho người khác thì đồng thời thực hiện song song với đó là chủ sở hữu phải chuyển luôn quyền chiếm hữu tài sản. Bởi vì nếu chủ sở hữu mới sau khi được chuyển quyền sử dụng sẽ muốn khai thác công dụng, tính năng của tài sản, trước hết người sử dụng phải thực hiện hành vi chiếm hữu. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp khi chuyển quyền sử dụng nhưng chủ sở hữu vẫn không chuyển quyền chiếm hữu.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.