Quyền phát sinh từ vi phạm trách nhiệm dân sự theo BLDS 2015. Đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể được coi là một quyền phát sinh từ việc bị vi phạm trách nhiệm dân sự hay không?
Trách nhiệm dân sự là hậu quả phát lý đối với bên vi phạm nghĩa vụ. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trừ những trường hợp bất khả kháng hoặc do lỗi của bên có quyền, thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự. Những quyền nào sẽ phát sinh từ vi phạm trách nhiệm dân sự theo
Mục lục bài viết
1. Quyền phát sinh từ vi phạm trách nhiệm dân sự theo BLDS 2015
Theo Điều 351 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau:
‘Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.’
Bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ theo Điều 352 Bộ luật dân sự năm 2015. Nếu bên có nghĩa vụ cố tình không thực hiện, thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật. Ngược lại, khi bên có quyền chậm tiếp nhận nghĩa vụ do bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thì bên có quyền chậm tiếp nhận nghĩa vụ có thể chịu trách nhiệm dân sự nếu phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ theo Điều 359 Bộ luật dân sự năm 2015.
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể các trường hợp phát sinh trách nhiệm dân sự do thực hiện nghĩa vụ không đúng, không đầy đủ làm căn cứ pháp lý để áp dụng pháp luật trong thực hiện nghĩa vụ. Đối với việc không thực hiện nghĩa vụ giao vật thì buộc bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật, nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật theo Điều 356 Bộ luật dân sự năm 2015. Trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, thì bên có nghĩa vụ phải trả lãi trên số tiền phải trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Lãi suất xác định theo Khoản 1, 2 Điều 648, 357 Bộ luật dân sự năm 2015. Quy định này phù hợp với cơ chế thị trường bởi lẽ nếu bên có nghĩa vụ chậm trả nợ thì phải trả lãi suất cao hơn lãi trong hạn là 150%. Đây chính là chế tài mang tính chất phạt vi phạm do luật định nhằm ngăn ngừa bên có nghĩa vụ trả tiền lạm dụng lãi suất thấp để chiếm dụng vốn của người khác.
Nếu nghĩa vụ là một công việc mà bên có nghĩa không thực hiện, thực hiện không đúng công việc đó thì bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện công việc. Trường hợp bên có nghĩa vụ cố tình không thực hiện gây thiệt hại cho bên có quyền thì phải bồi thường theo Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2015. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ khi đến hạn phải thực hiện mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Để ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra thì bên có quyền phải áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, làm giảm bớt thiệt hại theo Điều 362 Bộ luật dân sự năm 2015. Đây là nghĩa vụ do pháp luật quy định cho nên bên có quyền khi không áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục thiệt hại xảy ra thì cũng phải chịu trách nhiệm dân sự. Nếu thiệt hại xảy ra do lỗi của cả bên vi phạm và bên bị vi phạm thì phát sinh trách nhiệm dân sự hỗn hợp, có nghĩa là mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra tương ứng với mức lỗi của mình theo Điều 363 Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể được coi là một quyền phát sinh từ việc bị vi phạm trách nhiệm dân sự hay không?
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng là chế tài mà bên có quyền bị vi phạm được quyền áp dụng khi hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện chấm dứt mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Điểm khác biệt giữa hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng là trong chế tài đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, hợp đồng chấm dứt từ thời điểm đình chỉ, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nữa. Hậu quả pháp lý ‘hiệu lực trở về trước’ không được áp dụng, vì vậy, các nghĩa vụ đã thực hiện trong quá khứ vẫn giữ nguyên hiệu lực và bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
Cũng giống như trường hợp hủy bỏ hợp đồng, việc một bên vi phạm nghĩa vụ cũng có thể gây thiệt hại cho bên kia nên ngoài chế tài đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, bên có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thay vì dùng thuật ngữ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng,
‘Điều 310. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.’
Một khi thực hiện hợp đồng được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với các bên, nói như các luật gia, hợp đồng là ‘luật’ của các bên. Nói cách khác, hợp đồng có hiệu lực pháp luật sẽ phát sinh các hậu quả pháp lý mà hậu quả pháp lý căn bản là làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng. Việc vi phạm của một trong các bên trong hợp đồng sẽ dẫn tới việc áp dụng các hình thức chế tài dân sự.
Trong khi Luật thương mại năm 2005 dành một điều luật quy định rõ ràng các hình thức chế tài trong thương mại, Bộ luật dân sự quy định vấn đề này trong Phần thứ ba (Nghĩa vụ và hợp đồng) – Mục 4. Trách nhiệm dân sự (từ Điều 351 đến Điều 364) và rải rác ở các điều luật khác trong Phần thứ ba Chương XVI Một số hợp đồng thông dụng. Tổng hợp lại có thể thấy hình thức chế tài đơn phương chấm dứt hợp đồng mà một bên trong hợp đồng có quyền bị vi phạm được lựa chọn có thể được coi là một quyền phát sinh từ việc bị vi phạm trách nhiệm dân sự.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng có phát sinh quyền không?
Tóm tắt câu hỏi:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể được coi là một quyền phát sinh từ việc bị vi phạm trách nhiệm dân sự hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2015
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015:
>>> Luật sư
‘Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.’
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được hiểu theo 2 dạng: Đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật và trái luật. Đơn phương chấm dứt đúng luật được hiểu là có căn cứ của sự vi phạm nội dung thỏa thuận ban đầu, ảnh hưởng đến quyền lợi bên còn lại sẽ đơn phương chấm dưt hợp đồng. Đơn phương trái luật là xuất phát từ ý chí chủ quan của bên chấm dứt hợp đồng và không thuộc trong các trường hợp quy định.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm là một hình thức chế tài do nhà nước quy định để áp dụng đối với các hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng. Theo đó, còn tùy thuộc vào đơn phương chấm dứt đúng luật hay trái luật thì mới xác định được coi là một quyền phát sinh từ việc bị vi phạm trách nhiệm dân sự hay không.