Điều kiện kinh tế để giành quyền nuôi con khi ly hôn? Điều kiện giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn? Chưa có việc làm ổn định có được quyền nuôi con không? Chứng minh điều kiện kinh tế để có quyền nuôi con khi ly hôn?
Đối với mỗi người cha, người mẹ, con cái là “tài sản vô giá”, là niềm hạnh phúc, là hi vọng, là một phần “máu thịt” của họ. Chính bởi vậy, dù có những lúc tình cảm của những người cha – mẹ, vợ chồng đi vào bế tắc, dẫn đến việc ly hôn thì cũng không thể chia cắt được quan hệ cha – con, mẹ – con.
Có lẽ vì vậy mà khi ly hôn – chấm dứt quan hệ hôn nhân thì vấn đề xác định quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là một vấn đề luôn được các bên trong quan hệ hôn nhân quan tâm, thậm chí có tranh chấp với nhau, “giành giật” với nhau. Vậy quyền nuôi con khi ly hôn được hiểu như thế nào? Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quyền nuôi con khi ly hôn và cách giành lại quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về hôn nhân gia đình khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, thì nội dung quy định về quyền nuôi con khi ly hôn và cách giành quyền nuôi con khi ly hôn được quy định cụ thể trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm ly hôn? Khái niệm quyền nuôi con khi ly hôn?
- 2 2. Quyền nuôi con khi ly hôn và cách giành quyền nuôi con khi ly hôn
- 3 3. Quyền nuôi con khi chưa có việc làm
- 4 4. Điều kiện kinh tế để giành quyền nuôi con khi ly hôn
- 5 5. Điều kiện giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn
- 6 6. Chứng minh điều kiện kinh tế để giành quyền nuôi con
- 7 7. Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn
1. Khái niệm ly hôn? Khái niệm quyền nuôi con khi ly hôn?
Ly hôn, căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 3
Về “quyền nuôi con khi ly hôn” (hay còn gọi là quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn): Hiện nay trong quy định của các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định nào về khái niệm “quyền nuôi con khi ly hôn”. Tuy nhiên có thể hiểu, “quyền nuôi con khi ly hôn” được hiểu là quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con của vợ hoặc chồng sau khi có quyết định ly hôn của Tòa án.
Căn cứ theo quy định tại Điều 81
2. Quyền nuôi con khi ly hôn và cách giành quyền nuôi con khi ly hôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, thì dù tình trạng hôn nhân của cha mẹ như thế nào, đã ly hôn hay chưa, và ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa đủ 18 tuổi, con đã trên 18 tuổi mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, cũng không có tài sản để tự nuôi mình.
Đồng thời, theo quy định của pháp luật, khi ly hôn, việc quyết định ai sẽ là người được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ của người cha, người mẹ đối với con, trước hết hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người cha, người mẹ (tức vợ – chồng trong quan hệ hôn nhân).
Trường hợp, vợ – chồng không thể thỏa thuận được về việc nuôi con (tức là có tranh chấp trong việc quyết định người trực tiếp nuôi con) thì việc giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn sẽ được xác định theo quyết định của Tòa án trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về hôn nhân gia đình. Cụ thể như sau:
2.1. Đối với con dưới 36 tháng tuổi (tức là dưới 03 tuổi)
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi vợ chồng có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con mà con hiện đang dưới 36 tuổi thì quyền nuôi con được ưu tiên giao trực tiếp cho người mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không có bất cứ khả năng nào để nuôi con, không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con; hoặc cha và mẹ đã có sự thỏa thuận khác về việc nuôi con mà sự thỏa thuận này là phù hợp với lợi ích của con.
Nội dung quy định này là để nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người mẹ và con – những đối tượng yếu thế trong xã hội, đồng thời là phù hợp khi mà đứa trẻ dưới 03 tuổi – độ tuổi còn rất nhỏ, cần sự trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng trực tiếp từ người mẹ.
Có thể thấy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thì quyền trực tiếp nuôi con dưới 03 tuổi sẽ được giao cho người mẹ khi người mẹ có khả năng và điều kiện chăm sóc con. Điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con của người mẹ thường thể hiện qua điều kiện về kinh tế, về tinh thần, về môi trường sống, thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng con, và trong trường hợp này, những điều kiện này của người mẹ không yêu cầu phải tốt hơn người chồng mà chỉ cần đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người con để cho thấy khả năng chăm sóc con.
Tuy nhiên, cần lưu ý, mặc dù pháp luật có sự ưu tiên cho người mẹ đối với con dưới 03 tuổi, nhưng nếu tại thời điểm ly hôn, người mẹ thuộc một trong các trường hợp bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 85 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hoặc người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do yếu tố về tâm lý hoặc do bệnh mà không có khả năng tự nuôi mình thì dù con dưới 36 tháng tuổi, Tòa cũng không thể giao quyền trực tiếp nuôi con cho người mẹ này.
Trong đó, các trường hợp bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 sẽ bao gồm các trường hợp:
– Người cha, mẹ bị Tòa án kết án về một trong những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người con này với lỗi cố ý, hoặc có hành vi khác vi phạm nghiêm trọng quyền của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con.
– Cha, mẹ có hành vi cố ý làm hư hỏng, hủy hoại hoặc phá tán tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của con.
– Cha, mẹ có lối sống trụy lạc, dâm loạn, đồi trụy.
– Cha mẹ xúi giục, ép buộc con phải thực hiện những hành vi trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, ví dụ như xúi giục con giết người, trộm cắp…
Nếu như người mẹ hoặc người cha thuộc vào một trong những trường hợp được quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được xác định ở trên thì dù con có dưới 36 tháng tuổi hay không, người cha, người mẹ vẫn bị xác định là bị hạn chế quyền nuôi con trong một thời hạn này, do vậy, người này sẽ không được giao quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn trong thời gian này.
2.2. Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi (tức từ đủ 03 tuổi dưới 07 tuổi)
Khi vợ, chồng có tranh chấp về quyền nuôi con mà khi ly hôn con của họ đã từ đủ 36 tháng tuổi trở lên đến dưới 07 tuổi thì trường hợp này, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền được trực tiếp nuôi dưỡng con của cha và mẹ khi ly hôn được xác định là ngang nhau, tức là cả cha và mẹ đều có cơ hội ngang nhau trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn. Trường hợp này, Tòa án sẽ giao con cho một bên (cha hoặc mẹ) trên cơ sở xem xét, so sánh điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của cả cha và mẹ và các quyền lợi về mọi mặt của con. Cụ thể, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con được thể hiện qua các khía cạnh sau:
– Điều kiện về kinh tế: Để giành được quyền trực tiếp nuôi con thì người cha, người mẹ phải chứng minh điều kiện kinh tế của họ, bởi, việc xác định điều kiện kinh tế sẽ cho thấy khả năng tài chính cũng như thu nhập của người này, là căn cứ để xác định khả năng đáp ứng tối thiểu những nhu cầu tối thiểu của người con như ăn, mặc, học hành, vui chơi. Điều đó có nghĩa, pháp luật chỉ yêu cầu người trực tiếp nuôi con phải đáp ứng những điều kiện vật chất tối thiểu để nuôi dưỡng, chăm sóc người con này. Điều kiện về kinh tế của người trực tiếp nuôi con thường thể hiện qua thu nhập, công việc cũng như tài sản của người này.
Trường hợp này, để giành được quyền trực tiếp nuôi con, vợ, chồng cần cung cấp các căn cứ, chứng cứ chứng minh về tài chính, cũng như điều kiện kinh tế của mình, đảm bảo cuộc sống của con tốt hơn so với người còn lại. Tuy nhiên, việc có lợi thế về kinh tế cũng chỉ là một trong những yếu tố để Tòa án xem xét để quyết định về quyền nuôi con của vợ, chồng, chứ không phải là căn cứ quyết định.
– Điều kiện về tinh thần:
Điều kiện về tinh thần được hiểu là những yếu tố tác động về tinh thần, và sự phát triển về nhân cách của người con. Thông thường, điều kiện về tinh thần gồm những yếu tố sau:
Vợ/chồng muốn giành quyền trực tiếp nuôi con thì phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, không liên quan đến tệ nạn xã hội, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành, định hướng và phát triển nhân cách của người con. Đồng thời, người cha/mẹ của con phải là người có sức khỏe tốt, có thể đảm bảo được việc trông nom, chăm sóc và giáo dục con, bởi nếu người cha/mẹ không thể tự lo cho mình thì không thể nào chăm sóc cho người con tốt được.
Ngoài ra, điều kiện về tinh thần còn được xem xét qua điều kiện thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con. Theo đó, người nào dành được nhiều thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con sẽ có lợi thế khi xem xét về quyền trực tiếp nuôi con. Bởi yếu tố này cho thấy thời gian để cha mẹ dành sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương dạy bảo con, tạo điều kiện cho con nhận được đầy đủ sự yêu thương của cha mẹ, hoàn thiện và phát triển nhân cách tốt.
Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con thường được xác định dựa trên tính chất công việc, thời gian làm việc của cha mẹ. Do vậy, với những người làm công việc phải thường xuyên đi công tác xa, hay đi sớm về muộn sẽ bất lợi hơn so với những người làm công việc theo giờ hành chính cố định hoặc thời giờ làm việc linh hoạt, hay làm các công việc tại nhà khi xem xét về quyền trực tiếp nuôi con.
– Điều kiện về môi trường sống: Người được giao quyền trực tiếp nuôi con phải là người tạo ra môi trường sống tốt cho con. Bởi môi trường là yếu tố tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con. Việc con được sống trong môi trường sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, hay các môi trường bạo lực là một trong những yếu tố để Tòa án quyết định về việc giao quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn.
Trên cơ sở các yếu tố này, Tòa án sẽ xem xét cả điều kiện của cả cha và mẹ, đồng thời xem xét lợi ích về mọi mặt của con, từ đó quyết định giao con cho một bên vợ hoặc chồng khi giải quyết ly hôn.
2.3. Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên
Trong trường hợp con chung của vợ chồng đã từ đủ 07 tuổi trở lên mà khi ly hôn, vợ chồng có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con thì trường hợp này căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án vẫn xem xét điều kiện của cha và mẹ, quyền lợi về mọi mặt của con (như đối với trường hợp con trên 03 tuổi mà dưới 07 tuổi) nhưng đồng thời phải dựa trên ý kiến, nguyện vọng của người con.
Trường hợp này, mặc dù cơ hội giành quyền của vợ và chồng là ngang nhau, nhưng nguyện vọng của người con muốn ở với cha hay với mẹ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc Tòa án xem xét quyền trực tiếp nuôi con của vợ, chồng.
Như vậy, qua phân tích nêu trên, có thể thấy, việc giành quyền nuôi con là một trong những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết khi thực hiện việc ly hôn – chấm dứt quan hệ hôn nhân, gia đình giữa vợ, chồng. Về vấn đề này, pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên, trong trường hợp không thỏa thuận được, dẫn đến việc tranh chấp thì Tòa án sẽ quyết định về quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, trên cơ sở nội dung quy định của pháp luật, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con của cha và mẹ, quyền là lợi ích hợp pháp về mọi mặt của người con.
Cho dù như thế nào, việc ly hôn là việc giữa vợ và chồng nhưng người gánh chịu hậu quả từ sự kiện ly hôn này lại là những người con. Do vậy, quyết định về quyền trực tiếp nuôi con đều phải đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của con. Người không trực tiếp nuôi con sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng, hỗ trợ nuôi con theo quy định của pháp luật.
3. Quyền nuôi con khi chưa có việc làm
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho tôi hỏi vợ chồng tôi có con nhỏ hiện tại được 18 tháng tuổi, tôi phải nghỉ làm để chăm con nhỏ. Vì muốn chắc chắn rằng khi hôn nhân của chúng tôi có vấn đề thì quyền nuôi con thuộc về tôi dù lúc đó tôi vẫn chưa đi làm vì vậy chồng tôi muốn tôi yên tâm ở nhà chăm con nên đã viết 1 bản cam kết rằng nếu có bất cứ vấn đề gì trong hôn nhân của chúng tôi thì chồng tôi sẽ giao quyền nuôi dạy con cho tôi và không có bất kì ý kiến hay yêu cầu gì. Vậy cho tôi hỏi bản cam kết đó có hiệu lực pháp lý không ? Và tôi phải làm gì để đảm bảo rằng sau ly hôn tôi được quyền nuôi con trong lúc tôi vẫn chưa có việc làm ?
Luật sư tư vấn:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp, hiện nay vợ chồng bạn đang có một con nhỏ được 18 tháng tuổi. Và để cho bạn có thể yên tâm ở nhà chăm sóc con thì chồng bạn và bạn đã cùng viết một bản cam kết trong đó nêu rõ nếu cuộc hôn nhân của hai vợ chồng có bất cứ vấn đề gì (ví dụ như dẫn đến tan vỡ, ly hôn) thì chồng bạn sẽ giao quyền nuôi dạy cho bạn và không có bất cứ yêu cầu gì. Để giải đáp thắc mắc về việc bản cam kết này có hiệu lực pháp lý, ràng buộc với các bên hay không, và có đảm bảo được quyền nuôi con của bạn sau khi ly hôn hay không thì cần xem xét các phương diện sau:
Về quyền nuôi con sau khi ly hôn, tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, thì vợ chồng hoàn toàn có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc nuôi con, tuy nhiên thỏa thuận này phải phù hợp với lợi ích của con. Trường hợp hai vợ chồng bạn không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao con cho một bên theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi của người con.
Trong trường hợp của bạn, hiện tại hai vợ chồng bạn đang cùng viết một bản cam kết về việc quyết định người nuôi dạy con sau khi ly hôn. Bản cam kết này mang bản chất của một văn bản thỏa thuận của hai vợ chồng về việc quyết định về quyền nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, bản cam kết này chỉ là sự thỏa thuận giữa các bên mà không có hiệu lực pháp lý, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, bản cam kết chỉ là văn bản thỏa thuận giữa vợ và chồng về quyền nuôi con sau khi ly hôn, không mang giá trị pháp lý, mà chỉ có sự ràng buộc với các bên trên cơ sở tự nguyện thực hiện. Khi chồng bạn và bạn ký kết văn bản này, tại thời điểm này hai vợ chồng đều tự nguyện, và chồng bạn muốn bạn yên tâm ở nhà chăm sóc con. Tuy nhiên, không có gì chắc chắn rằng, khi cuộc sống hôn nhân của vợ chồng gặp vấn đề, dẫn đến ly hôn, chồng bạn sẽ tự nguyện thực hiện và nhường lại quyền trực tiếp nuôi con cho bạn.
Thứ hai, mặc dù pháp luật ghi nhận và tôn trọng sự thỏa thuận của vợ, chồng trong việc quyết định người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, nếu sự thỏa thuận đó làm ảnh hưởng đến lợi ích của con thì Tòa án cũng sẽ không công nhận sự thỏa thuận này mà thực hiện việc giải quyết theo quy định của pháp luật.
Cụ thể: hiện tại con của bạn mới được 18 tháng tuổi, nếu hai vợ chồng ly hôn, thì về mặt nguyên tắc, theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quyền nuôi con được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi con, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trong đó, điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được xác định thông qua các điều kiện về kinh tế như có một nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống của con; điều kiện về trông nom, chăm sóc con như có thể dành nhiều thời gian chăm sóc, giáo dục con; điều kiện về môi trường sống và hoàn cảnh sống như tạo cho con một môi trường sống trong lành, an toàn… Tất cả những điều kiện này được xem xét để tạo ra môi trường nuôi dưỡng và chăm sóc cho con tốt nhất.
Trong trường hợp của bạn, mặc dù hai vợ chồng có sự thỏa thuận trong bản cam kết về quyền nuôi con của người mẹ. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm ly hôn, con của bạn chưa đủ 36 tháng tuổi, mà bạn không có việc làm, không có bất kỳ nguồn thu nhập nào để đảm bảo cuộc sống của mẹ và con, thì trong trường hợp này, việc thỏa thuận của hai vợ chồng không đảm bảo được lợi ích của con, đồng thời bạn cũng gặp bất lợi khi không đảm bảo điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Trường hợp này, Tòa án sau khi xem xét các điều kiện của vợ và chồng, có thể vì lợi ích của con mà giao cho người chồng trực tiếp nuôi.
Trường hợp, sau khi con của bạn đã đủ 36 tháng tuổi, hai vợ chồng bạn mới ly hôn thì trong trường hợp này, nếu chồng bạn có sự tranh chấp, mong muốn giành quyền nuôi con thì việc bạn không có việc làm, không có thu nhập cũng là một trong những bất lợi trong việc giành quyền nuôi con của hai vợ chồng.
Thứ ba, trong trường hợp, sự thỏa thuận trong bản cam kết này được pháp luật công nhận, và bạn được xác định là người trực tiếp nuôi con thì cũng không đảm bảo sau này chồng bạn không có yêu cầu về việc thay đổi trực tiếp nuôi con.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp cha, mẹ có yêu cầu, thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ như:
Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Việc bạn không có công việc, không có thu nhập là một bất lợi, cho thấy điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con không được đảm bảo. Đó được xác định là một trong những căn cứ để chồng bạn có thể yêu cầu quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Thứ tư, mặc dù thỏa thuận trong bản cam kết mà hai vợ chồng đã ký kết trước đó thể hiện quyền được trực tiếp nuôi con của bạn nhưng nếu bạn thuộc trường hợp bị hạn chế về quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì bạn cũng không được trực tiếp nuôi con. Trong đó căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên khi thuộc trường hợp:
Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Phá tán tài sản của con;
Có lối sống đồi trụy;
Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy việc bạn và chồng bạn cùng viết bản cam kết thỏa thuận về vấn đề nuôi con chỉ mang ý nghĩa thể hiện sự ràng buộc giữa vợ chồng trong quan hệ hôn nhân, và được thực hiện tùy thuộc vào ý chí, nguyện vọng của các bên, chứ không thể hiện giá trị pháp lý. Đồng thời việc bạn không có việc làm, không có bất kỳ nguồn thu nhập sẽ là một bất lợi cho bạn khi cuộc sống hôn nhân của vợ chồng không thể hòa hợp được dẫn đến việc ly hôn.
Tuy nhiên, việc ký kết cam kết này sẽ có giá trị pháp lý áp dụng với cả hai bên khi sự thỏa thuận này được Tòa án công nhận trong quyết định hoặc bản án có hiệu lực của pháp luật. Sự thỏa thuận này chỉ được Tòa án công nhận khi chồng bạn và bạn không có sự thay đổi ý kiến về quyền trực tiếp nuôi con khi tiến hành thủ tục ly hôn và cả hai vợ chồng có yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này.
Do vậy, trong mọi trường hợp, để đảm bảo ưu thế về quyền trực tiếp nuôi con sẽ thuộc về bạn thì bạn nên có một công việc đảm bảo tạo ra nguồn thu nhập ổn định nuôi sống mẹ và con, đồng thời đảm bảo các điều kiện về quyền nuôi con như chỗ ở hợp pháp, điều kiện sống, môi trường sống, và không thuộc trường hợp bị hạn chế về quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
4. Điều kiện kinh tế để giành quyền nuôi con khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi lấy nhau được gần 10 năm và có con gái 6 tuổi. Nhà bố mẹ tôi ở hải phòng, còn tôi lấy chồng theo chồng vào vũng tàu sinh sống. Giờ Tôi muốn ly hôn và muốn được quyền nuôi con. Trước đây tôi không đi làm, chỉ ở nhà chăm con, tôi mới đi làm được hơn 1 năm nay với mức lương 3,7 triệu/1 tháng.
Chồng tôi đi làm mức lương 300k/1 ngày nhưng việc khi có khi không. Sinh hoạt của vợ chồng tôi vẫn được hỗ trợ về kinh tế của gia đình chồng. Con tôi lại hay ốm, hiện cháu đang bị hen và đang điều trị. Nếu ly hôn tôi sẽ đưa cháu ra Hải Phòng cùng ở với bố mẹ tôi, tôi xin việc làm khác. Tôi muốn hỏi nếu ly hôn tôi có khả năng giành được quyền nuôi con hay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 81
– Đối với người con 6 tuổi, khi vợ chồng bạn ly hôn thì tòa án sẽ xem xét để quyết định ai là người có quyền nuôi con dựa trên các điều kiện sau:
+ Điều kiện về kinh tế bao gồm: ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập,… các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ.
+ Điều kiện nhân thân bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn,.. của cha mẹ.
– Đối với người con 10 tuổi, Tòa án sẽ xem xét đến mong muốn của con muốn ở với bố hay với mẹ.
Như vậy, căn cứ dựa vào điều kiện cụ thể, Tòa án sẽ xem xét điều kiện của bạn để quyết định quyền nuôi con của vợ chồng sau ly hôn.
5. Điều kiện giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi và chồng tôi có 2 con chung 1 đứa 40 tháng và 1 đứa 20 tháng. Nay chồng tôi muốn ly hôn va chia con ra nuôi, chồng nuôi bé 20 tháng, còn tôi nuôi bé 40 tháng Nhưng tôi không đông ý và muốn giành quyền nuôi cả 2 bé. Xin hỏi luật sư tôi co thể nuôi được 2 bé không? Xin nhờ luật sư giải đáp giúp
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 81
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng:
– Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
– Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Vợ chồng bạn có 2 con chung: một cháu 40 tháng (3 tuổi rưỡi) và 1 cháu 20 tháng (01 tuổi 08 tháng), vậy theo căn cứ trên cháu 20 tháng tuổi quyền nuôi ưu tiên thuộc về bạn. Bạn muốn nuôi cả hai con, bạn cần chứng minh được khả năng nuôi con của mình tốt hơn chồng mình cả về tinh thần và vật chất cho con.
Về vấn đề cấp dưỡng cho con
Theo quy định tại Điều 82
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Trong trường hợp hai vợ chồng ly hôn, dù con chung do vợ hay chồng trực tiếp nuôi dưỡng thì người kia cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con trừ trường hợp hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu cấp dưỡng. Mức chi phí cấp dưỡng trước hết do hai vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng sao cho phù hợp nhất.
Tương tự như mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng cũng được xác định theo nguyên tắc ưu tiên sự thỏa thuận của các bên trước. Các bên có thể thỏa thuận cấp dưỡng theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án sẽ quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Như vậy, nếu con chung do bạn nuôi dưỡng thì chồng bạn phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con. Tiền cấp dưỡng trước hết do hai bên thỏa thuận. Nếu chồng bạn đồng thì thì mức cấp dưỡng sẽ tuân theo thỏa thuận. Nếu chồng bạn không đồng ý thì mức cấp dưỡng sẽ do Tòa án quyết định theo quy định nêu trên.
Ngược lại, nếu con chung do chồng bạn nuôi dưỡng thì bạn phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con, không phân biệt bạn có khả năng kinh tế hay không.
Trường hợp hai vợ chồng bạn, mỗi bên nuôi một con thì không phát sinh vấn đề cấp dưỡng, trừ khi bạn khó khăn hay chồng khó khăn có yêu cầu phía vợ hoặc chồng trợ cấp.
6. Chứng minh điều kiện kinh tế để giành quyền nuôi con
Tóm tắt câu hỏi:
Chào các luật sư . Tôi có vợ và được 2 con. Đứa gái đầu được 3,5 tuổi, thằng út được gần 2 tuổi. Do quá trình chung sống vợ tôi thờ ơ việc nhà cửa, nội trợ tôi phải gánh vác, riết tình cảm nhạt dần nên quyết định ly hôn. Tôi có thoả thuận tôi nuôi thằng út, đứa lớn con gái theo mẹ, nhưng hôm sau vợ không ký đơn và tự ý ẵm con về nhà ngoại, ông bà không cần biết gì? Chỉ biết binh con và điện thoại nặng nhẹ mẹ tôi, vì sống chung nhà. Và không chịu chia con theo thoả thuận.
Vợ tôi không có đi làm, chỉ ở nhà buôn bán lặt vặt trên fb, ông bà ngoại không có thu nhập hằng ngày, có đc bầy heo để đẻ con bán, cuộc sống ông bà không dư dã và còn nhờ vợ tôi đứng góp hợp đồng vay 20 triệu 12 tháng, hiện tại vợ tôi vẫn gom góp từ tiền phòng mạch y của nhà tới tiền mỹ phẩm bán để góp 2 triệu mấy 1 tháng + thêm cái điện thoại 1,3 triệu/tháng. Nay giành quyền nuôi cả 2 con không giao về phía nhà nội.
Nhà nội còn mẹ tôi hưởng lương hưu hàng tháng khi vừa nghỉ việc ở bệnh viện, còn tôi đang trong quá trình chờ đủ thâm niên đăng ký hoạt động( 3,5 năm / 4 năm) nên làm việc thí công ở bệnh viện , hàng tháng đc tiền thủ thuật khoảng 2 triệu, do trong khoa biết có con nhỏ nên chỉ cho làm buổi sáng, buổi chiều về đi làm bệnh kiếm thêm, và có mở phòng mạch ở nhà do chưa có được giấy kinh doanh nên không đăng bảng hiệu, thu nhập hàng ngày của tôi từ việc đi làm thêm bên ngoài và ở nhà tối thiểu 500.000/ ngày, trang bán đồ online thu nhập thêm khoảng 3 triệu/tháng.
Tôi thấy điều kiện kinh tế tôi có, do không phải lo cho mẹ, làm ra tiền, nhưng không có bảng lương thì làm sao chứng minh thu nhập để bắt lại con. Tôi không muốn chuyện lùm sùm, nhưng do bên ngoại quá đáng, nhà tôi thì điều kiện sinh hoạt đầy đủ hơn bên kia nhiều lắm, và 2 đứa con tôi và nội nó nuôi từ khi còn là bào thai, cho tới sinh nở 1 tay tiền tôi lo, bên kia chẳng cho 1 đồng, con lớn tới chừng này toàn tiền bạc bên tôi, sao họ nở lòng ngồi không hưởng lợi giành con cháu chi , trong khi mẹ nó không có việc làm cố định, không có lượng khách cố định lại thêm góp hàng tháng (trên này mẹ tôi phụ) rồi ông bà không có đồng ra vô hàng ngày vậy con tôi phải sống sao?
Tôi tha thiết luật sư giúp tôi, và có thể về Tân Châu An Giang hỗ trợ tôi không? Tôi chỉ cần con, tôi tha thiết mong cầu.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 51
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, khi kết quả của hôn nhân không đạt được, một trong hai bên hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình, quyền nuôi con sau khi ly hôn của cha hoặc mẹ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
– Con từ đủ từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi, quyền nuôi con sẽ phụ thuộc vào các điều kiện có lợi nhất của đứa bé.
Như vậy, nếu muốn giành quyền nuôi con, bạn cần phải chứng minh có đầy đủ điều kiện tốt nhất cho con.
7. Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Em muốn hỏi. Vợ chồng em lấy nhau cũng gần được hai năm, có một cháu 1 tuổi rưỡi. Đó cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, nhà chồng ai cũng ghét em. nên bạn em quyết định li hôn, đó từ lúc sinh con, mình chỉ ở nhà chăm sóc con em, có việc làm. Chồng em hiện tại vẫn đang học đại học năm ba chưa ra trường. nhà chồng em thì có điều kiện kinh tế hơn nhà em. Nhà em thì bố mẹ làm ruộng, bố em đi phụ hồ. Vậy khi ly hôn em tính sẽ xin việc làm và vừa đi làm vừa chăm sóc con thì Tòa có xử cho em nuôi con không ạ?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, sau khi ly hôn thì cha mẹ có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên. Các bên không tự thỏa thuận được về người nuôi con khi ly hôn thì nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con, con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi thì bên nào muốn nuôi con thì phải chứng minh mình có điều kiện để chăm sóc con hơn người còn lại, con dưới 36 tháng tuổi là giao trực tiếp cho mẹ nuôi.
Hiện nay, con bạn mới 1 tuổi rưỡi nên khi bạn và chồng không thỏa thuận được ai là người nuôi con thì Tòa án sẽ giao trực tiếp cho bạn nuôi trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con như bạn không có bất cứ công việc gì để tạo thu nhập nuôi sống bạn và con. Nếu bạn có công việc trong thời gian này thì Tòa án sẽ để cho bạn nuôi con mà không căn cứ vào kinh tế của chồng hay của nhà chồng có hơn mình.