Thế nào là quyền nhân thân? Đặc điểm, tính chất của quyền nhân thân. Quyền nhân thân có được chuyển giao, ủy quyền hay không?
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Một trong những loại quyền cơ bản được Nhà nước quy định và bảo hộ là quyền nhân thân. Quyền nhân thân là loại quyền gắn chặt với cuộc đời của mỗi con người. Vậy quyền nhân thân có được chuyển giao, ủy quyền hay không? Dưới đây là bài phân tích và làm rõ vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Những loại quyền nhân thân cơ bản:
– Theo quy định của
+ Quyền có họ, tên: Mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền được có tên họ. Tên là danh xưng mà các cá nhân có được do cha, mẹ hoặc người thân đặt cho. Nó gắn chặt với cá nhân cả đời.
+ Quyền thay đổi họ: Cá nhân sinh ra được đặt tên họ. Theo tín ngưỡng, phong tục của người dân Việt Nam, một cá nhân sinh ra thường được mang họ cha. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cá nhân hoặc người giám hộ của cá nhân đó có nhu cầu muốn thay đổi họ, pháp luật luôn cho phép họ làm điều này.
+ Quyền thay đổi tên: Cũng tương tự quyền thay đổi họ, khi có nhu cầu, cá nhân hoàn toàn có thể thay đổi tên. Tên, họ gắn liền với cuộc đời của mỗi con người. Do đó, khi có nhu cầu, cá nhân hoàn toàn thực hiện quyền nhân thân cơ bản này.
+ Quyền xác định, xác định lại dân tộc: Mỗi cá nhân sinh ra, trong giấy khai sinh luôn thể hiện phần dân tộc. Dân tộc gắn liền với mỗi cá nhân, đây được xem gốc gác của họ. Tuy nhiên, trong thực tế, khi lớn lên, cá nhân có nhu cầu xác định lại dân tộc hay đổi lại dân tộc thì pháp luật vẫn tạo điều kiện cho họ được thực hiện quyền này.
+ Quyền được khai sinh, khai tử: Cuộc sống của con người là một vòng tuần hoàn với sinh, lão, bệnh, tử. Do đó, cuộc đời của bất kỳ cá nhân nào cũng trải qua giai đoạn chào đời, giai đoạn chết đi. Người ta gọi là sự bắt đầu và kết thúc. Khi sinh ra, các cá nhân được đăng ký khai sinh. Khi chết đi, họ được làm giấy khai tử. Khai sinh là sự công nhận của Nhà nước về quyền sống, quyền công dân của một cá nhân. Khai tử là giấy tờ mang tính pháp lý, chấm dứt quyền công dân của một cá thể khi họ chết. Đây là loại quyền mang tính xuyên suốt, gắn liền với cuộc đời của một người.
+ Quyền đối với quốc tịch: Cũng như quyền xác định dân tộc, đối với quốc tịch, nếu cá nhân di chuyển, sinh sống tại một quốc gia khác, họ hoàn toàn có quyền thay đổi quốc tịch của mình. Quyên nhân thân đối với quốc tịch chính là việc các cá nhân được lựa chọn quốc tịch cho mình.
+ Quyền của cá nhân đối với hình ảnh: Hình ảnh của cá nhân gắn liền với nhân thân của họ. Do đó, đối với hình ảnh của cá nhân, không ai được phép tự ý sử dụng, xâm phạm hay sử dụng các biện pháp làm biến dạng hình ảnh của cá nhân đó vào mục đích xấu.
+ Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể: Con người từ khi sinh ra đã được Nhà nước công nhận quyền công dân. Họ được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Tức không một ai có quyền xâm phạm đến đặc quyền của họ. Trên thực tế, với những hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng của người khác đều bị pháp luật xử lý, tức hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín: Bất kỳ đối tượng nào có hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác: Đây là quyền được quyết định với thân thể của mình của mỗi cá nhân. Chỉ có họ mới có quyền quyết định với bộ phận trên cơ thể mình.
+ Quyền xác định lại giới tính, quyền chuyển đổi giới tính: Đây là đặc quyền mà Nhà nước mới bổ sung để bảo vệ quyền của công dân. Quyền này cho phép công dân được xác định giới tính, chuyển đổi giới tính để được sống là chính mình.
+ Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình: Mỗi người có một cuộc đời, một cuộc sống riêng. Cuộc sống này do họ xây dựng và sống. Do đó, pháp luật quy định, không một đối tượng cá nhân, tổ chức nào có quyền xâm phạm đến đời sống riêng tư và bí mật cá nhân; nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo chế tài của pháp luật.
+ Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình: Quyền nhân thân trong hôn nhân thể hiện ở việc các bên trong quan hệ hôn nhân phải tôn trọng đối phương về mọi mặt: Phẩm chất, tín ngưỡng, tôn giáo, không có sự áp đặt cho đối phương.
2. Đặc điểm, tính chất của quyền nhân thân:
– Quyền nhân thân là là khái niệm gần gũi, được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Pháp luật cũng đã đưa ra quy định rõ ràng về quyền nhân thân. Theo đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
– Quyền nhân thân được thể hiện dựa trên những bản chất cơ bản nhất định sau đây:
+ Thứ nhất, quyền nhân thân là một bộ phận của quyền dân sự và thuộc về cá nhân;
+ Thứ hai, quyền nhân thân luôn hướng tới những giá trị tinh thần không định giá được;
+ Thứ ba, quyền nhân thân không thể chuyển giao cho người khác.
– Bên cạnh những bản chất rõ ràng như phân tích ở trên, quyền nhân thân còn có những đặc điểm mang tính chất đặc trưng, riêng biệt như sau:
+ Quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản (tức loại quyền này không liên quan đến vấn đề tài sản): Đây được xem là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của quyền nhân thân. Bởi thực tế, quyền nhân thân không biểu hiện bằng vật chất, cũng không thể quy đổi thành tiền mà nó mang giá trị tinh thần. Chính giá trị này không thể chuyển giao được. Tất cả mọi người trong xã hội đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân. Từ khi sinh ra, con người đã là một cá thể được Nhà nước công nhận quyền công dân. Ngay tại thời điểm sinh ra, con người đã mang trong mình những quyền nhân thân nhất định. Những quyền đó của con người được pháp luật tôn trọng và bảo hộ.
+ Quyền nhân thân không thể chuyển dịch: Về nguyên tắc, mỗi chủ thể mang một giá trị nhân thân đặc trung do đó quyền nhân thân được gắn liền với một chủ thể nhất định. Như đã phân tích ở trên, khi một cá nhân sinh ra, họ đã có trong mình những quyền nhân thân nhất định. Quyền nhân thân này được pháp luật duy trì và bảo hộ. Quyền nhân thân đầu tiên mà các cá nhân được hưởng khi sinh ra là quyền được đăng ký khai sinh. Do đó, có thể khẳng định, quyền nhân thân không bị phụ thuộc hay chi phối bởi bất cứ yếu tố nào như độ tuổi, trình độ,….
3. Quyền nhân thân có được chuyển giao, ủy quyền hay không?
– Quyền nhân thân là loại quyền gắn liền với cá nhân từ khi họ sinh ra đến khi chết đi. Nó là loại quyền mang tính chất bảo vệ quyền sống đúng nghĩa cho cá nhân. Quyền sống đó là quyền được khai sinh, quyền có họ tên, quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, quyền bảo hộ trong đời sống riêng tư. Về nguyên tắc, quyền nhân thân không thể chuyển dịch cho người khác. Bởi quyền nhân thân gắn liền với cá thể riêng biệt, chính là bản thân cá nhân đó, tức là, quyền nhân thân của mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó hoặc trong một số trường hợp do chủ thể khác được pháp luật quy định thực hiện. Mọi quyền này gắn chặt với lợi ích riêng biệt của cá nhân đó, không liên quan hay chịu sự tác động của bất kỳ cá nhân nào khác. Liên quan đến luật dân sự, người ta thường nhắc đến quyền nhân thân và quyền tài sản. Nếu quyền tài sản cho phép các cá nhân sở hữu tài sản được phép thực hiện các hoạt động giao dịch như: Tặng cho, mua bản, chuyển nhượng ủy quyền,.. thì quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch này.
– Quyền nhân thân không thể chuyển giao, chuyển nhượng bởi nó gắn liền với lợi ích sống của một cá thể. Những lợi ích này được xem là lợi ích tinh thần, nó tồn tại và duy trì trong thực tiễn đời sống của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, quân nhân thân vẫn có thể chuyển giao. Đó là các trường hợp liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể, khoản 2 Điều 45