Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật là hoạt động buôn bán có điều kiện. Trong quá trình thực hiện, quyền, nghĩa vụ khi buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyền, nghĩa vụ khi buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
Căn cứ Điều 64 Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật năm 2013 quy định khi buôn bán cũng như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các cá nhân, tổ chức phải nắm rõ các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Thứ nhất, về quyền khi buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
– Đối với những thuốc thành phẩm được quy định tại Danh mục thuốc bảo vệ thực vật thì cá nhân, tổ chức được quyền buôn bán.
– Với những vấn đề liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật thì cá nhân, tổ chức có quyền được cung cấp thông tin và hướng dẫn.
– Cá nhân trực tiếp buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hoặc diện tổ chức buôn bán thuốc bảo vệ thực vật là chủ cơ sở được quyền tham gia tập huấn về an toàn sử dụng, bảo quản, vận chuyển và phòng ngừa sự cố do thuốc bảo vệ thực vật gây ra.
Thứ hai, về nghĩa vụ khi buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
– Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
– Đối với giá bán thuốc bảo vệ thực vật phải niêm yết.
– Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm hướng dẫn người mua sử dụng thuốc theo đúng nội dung của nhãn thuốc.
– Tiến hành lập sổ theo dõi việc mua, bán thuốc bảo vệ thực vật.
– Đối với người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo đủ sức khỏe cũng như trình độ, chuyên môn đã được trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật.
– Việc bán thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng cơ sở bán thuốc lưu ý chỉ được phép bán cho đối tượng là người có thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc cho tổ chức có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
– Nếu như có lỗi sai gây ra hậu quả thì cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Có trách nhiệm áp dụng ngay biện pháp khắc phục nếu như phát hiện sự cố gây rò rỉ, phát tán thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để giám sát và có các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa hậu quả xấu.
– Có trách nhiệm cung cấp cho cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu về những thông tin liên quan đến việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở.
– Có trách nhiệm tham gia thu hồi lại thuốc đã bán nếu như phát hiện thuốc không đạt yêu cầu.
– Đối với các quy định về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, môi trường, lao động phải tuân thủ.
– Có trách nhiệm thông báo cho đại lý trực tiếp hoặc cơ sở sản xuất đã cung cấp thuốc để thu hồi ngay toàn bộ thuốc đó trên thị trường nếu như phát hiện ra thuốc của cơ sở buôn bán không bảo đảm các yêu cầu theo quy định.
– Các trách nhiệm, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cần những điều kiện gì?
Để hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Điều kiện về địa điểm:
+ Địa điểm buôn bán phải rõ ràng, ổn định.
+ Thuộc sở hữu của chủ cơ sở buôn bán. Trường hợp đi thuê phải có hợp đồng thuê với chủ nhà (thời gian thuê phải đáp ứng tối thiểu là 1 năm).
+ Diện tích cửa hàng: đáp ứng tối thiểu là 10 mét vuông.
+ Không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
+ Đảm bảo khoảng cách đối với nguồn nước như sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước là tối thiếu 20 mét.
+ Cấu trúc xây dựng: cấu trúc kiên cố, cao ráo và thoáng gió; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa; nền cửa hàng phải cao ráo, chống thấm, không ngập nước.
+ Cá nhân, tổ chức buôn bán thuốc thực vật tuyệt đối không được buôn bán chung với những loại hàng hóa khác như lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y.
– Điều kiện về trang thiết bị:
+ Cửa hàng phải có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Dán đầy đủ nội quy tại cửa hàng.
+ Các thiết bị về phòng cháy và chữa cháy phải được lắp đặt đầy đủ theo quy định.
+ Đèn, ánh sáng phải đảm bảo đủ để nhằm nhận diện thuốc một cách chính xác.
+ Đảm bảo có đủ bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.
+ Đảm bảo các vật liệu, dụng cụ để nhằm đối phó, xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.
– Điều kiện về nguồn nhân lực:
+ Trình độ chuyên môn: đảm bảo trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học.
+ Hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
(áp dụng đối với chủ sở buôn bán và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật).
3. Hồ sơ, thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
3.1. Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao).
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất – kỹ thuật, nhân lực, trình độ chuyên môn bảo đảm điều kiện theo tiêu chí phân tích tại mục 2.
– Giấy chứng nhận về trình độ chuyên môn, giấy chứng nhận bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
– Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
– Các tài liệu, giấy tờ chứng minh điều kiện về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
3.2. Thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Sai khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, các cá nhân, tổ chức sẽ nộp hồ sơ tại: Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất, buôn bán tại cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
– Trường hợp cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đủ điều kiện: cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian giải quyết là trong vòng 15 ngày.
– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: | Cục Bảo vệ thực vật hoặc |
1. Đơn vị chủ quản:………
Địa chỉ: ………
Tel: ………. Fax:…………E-mail: ………
2. Tên cơ sở: …………
Địa chỉ: …………
Tel: ……. Fax:…… E-mail: ………
Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
Đề nghị Quí cơ quan
□ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
– Sản xuất hoạt chất | □ |
– Sản xuất thuốc kỹ thuật | □ |
– Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật | □ |
– Đóng gói | □ |
□ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
– Cơ sở có cửa hàng | □ |
– Cơ sở không có cửa hàng | □ |
□ Cấp mới | □ Cấp lại lần thứ ……….. |
Hồ sơ gửi kèm:…………..
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
| ……, ngày….. tháng…..năm…… |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 số
Thông tư số 21/2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quyết định 373/QĐ-BNN-BVTV về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.