Sản xuất rượu công nghiệp là quá trình sản xuất rượu dựa trên dây chuyền máy móc và các trang thiết bị công nghiệp hiện đại. Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng một số quyền và đồng thời cũng cần phải tuân theo một số nghĩa vụ nhất định.
Mục lục bài viết
1. Quyền, nghĩa vụ doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp:
Hiện nay, rượu được coi là loại đồ uống có cồn, rượu được sản xuất từ quá trình lên men tự nhiên từ một loại nguyên liệu hoặc hỗn hợp nhiều loại nguyên liệu khác nhau, trong đó chủ yếu bao gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch của các loại hoa củ quả hoặc là đồ uống được pha chế từ các loại cồn thực phẩm. Cá nhân và tổ chức trong quá trình sản xuất rượu ngoài việc phải tuân thủ các biện pháp quản lý, kinh doanh rượu theo quy định của pháp luật, thì các doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp cũng cần phải tuân thủ theo một số quyền và nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp. Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp được quyền bán rượu do doanh nghiệp sản xuất cho các thương nhân có đầy đủ giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu phải bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và các thương nhân mua rượu để thực hiện hoạt động xuất khẩu;
– Được quyền trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với các loại rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
– Được mua trong nước hoặc tiến hành hoạt động nhập khẩu rượu bán thành phẩm để thực hiện hoạt động sản xuất rượu thành phẩm trên thực tế;
– Được mua rượu của các tổ chức và cá nhân sản xuất từ rượu thủ công để chế biến lại theo quy định của pháp luật;
– Có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về vấn đề an toàn thực phẩm, tuân thủ về nhãn hàng hóa, phòng cháy chữa cháy vào lĩnh vực bảo vệ môi trường;
– Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất liệu công nghiệp, sau đó thực hiện hoạt động chế biến lại theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Không bắt buộc phải công bố chất lượng của các loại hàng hóa, dán tem rượu và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định của pháp luật;
– Trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ, các tổ chức và cá nhân cần phải xuất trình hợp đồng mua bán rượu được ký kết với các doanh nghiệp có đầy đủ giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra và có yêu cầu;
– Tiến hành hoạt động đăng ký sản xuất rượu thủ công với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu do pháp luật quy định, trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), và phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất rượu của mình;
– Không được bán rượu cho các tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại.
Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Căn cứ theo quy định tại Văn bản hợp nhất
Theo đó, các thương nhân sản xuất tiểu thủ công là các tổ chức kinh tế hoặc cũng có thể là các cá nhân sản xuất rượu bằng các công cụ truyền thống, không sử dụng các loại máy móc và trang thiết bị công nghiệp hiện đại, hoạt động sản xuất rượu diễn ra một cách thường xuyên và có đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về vấn đề quyền và nghĩa vụ của các công nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định cụ thể như sau:
– Các thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận sẽ có quyền được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có đầy đủ giấy phép phân phối, giấy phép bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và các thương nhân mua rượu để sử dụng trong mục đích xuất khẩu;
– Có quyền trực tiếp bán lẻ rượu phải bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với các loại rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân;
– Chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất rượu của mình;
– Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Các trường hợp thu hồi giấy phép sản xuất rượu công nghiệp:
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về trường hợp thu hồi giấy phép sản xuất rượu công nghiệp. Về việc thu hồi giấy phép thì căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), giấy phép sẽ bị thu hồi trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Có hành vi giả mạo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất liệu công nghiệp trái quy định của pháp luật;
– Không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện và không thực hiện đúng theo các điều kiện quy định trong giấy phép;
– Chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh rượu công nghiệp trên thực tế;
– Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền, trái quy định của pháp luật;
– Thương nhân đã được cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp tuy nhiên không hoạt động trong khoảng thời gian 12 tháng liên tục;
– Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương).
Theo đó, cơ quan nhà nước cấp giấy phép sẽ có thẩm quyền thu hồi đối với giấy phép đã cấp trước đó. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép sản xuất liệu công nghiệp, thương nhân sẽ phải nộp đầy đủ bản gốc giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi trên thực tế. Cơ quan đã ra quyết định thu hồi sẽ tiến hành hoạt động đăng tải thông tin về việc thu hồi giấy phép sản xuất liệu công nghiệp của các thương nhân trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu;
– Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương;
– Nghị định 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.