Khái quát về trưng cầu giám định tư pháp? Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp theo quy định tại Điều 21 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020?
Hiện nay thì việc tội phạm thực hiện các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được biết đến rất nhiều và mang tính chất rất nghiêm trọng. Cũng chính vì lẽ đó mà để có thể giải quyết một vụ án hình sự liên quan đến việc các cá nhân có hành vi gây thương tích thì đa phần các vụ án này đều được thực hiện việc trưng cầu giám định và được biết đến là một trong những thủ tục trong tố tụng hình sự với các vụ án.
Việc đưa ra quy định về vấn đề giám định tư pháp nhằm mục đích để các cơ quan có thẩm quyền dựa vào kết quả giám định đó để làm cơ sở để xác định thiệt hại đối với người bị hại từ dó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi có thiệt hại sảy ra thông thường các cơ quan có thầm quyền hoặc các cá nhân tổ chức sẽ thực hiện việc trưng cầu giám định tư pháp theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy rằng trưng cầu giám định tư pháp và người trưng cầu giám định tư pháp được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động điều tra và thu thập các chứng cứ của các cơ quan có thẩm quyền những không phải ai cũng hiểu hết về những nội dung liên quan đến trưng cầu giám định tư pháp theo như quy định của pháp luật hiện hành. Chính vì không hiểu biết về khái niệm trưng cầu giám định tư pháp có nội dung như thế nào dẫn đến việc không biết hết về quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp theo như quy định của pháp luật hiện hành. Vậy theo như quy định của pháp luật hiện hành thì quyền có nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp có nội dung ra sao?
Cơ sở pháp lý: Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020
Mục lục bài viết
1. Khái quát về trưng cầu giám định tư pháp:
Dựa trên căn cứ dựa trên quy định tại
Mặt khác thì theo như quy định tại bộ luật tố tụng dân sự có quy định về người giám định như sau: “Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà
Từ các quy định về định nghĩa khái niệm của người giám định được nêu ra ở trên thì có thể thấy, dựa trên các quy định nêu trên có thể thấy hiện nay nhìn chung tại các văn bản Luật vẫn chưa có quy định chi về hoạt động giám định được định nghĩa như . Tuy nhiên, theo quan điểm mà tác giả tổng hợp được nhiều nguồn khác nhau thì giám định được hiểu như sau: “Giám định lại là hoạt động giám định được tiến hành theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vấn đề đã được giám định khi có kết quả giám định trước hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định.
Từ đó có thể hiểu đơn giản về trưng cầu giám định dưới góc độ này đó là hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thể hiện bằng việc ra quyết định yêu cầu những người có kiến thức chuyên môn cần thiết về các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ … theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động nghiên cứu và kết luận về những vấn đề cần làm rõ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự theo như quy định củ pháp luật hiện hành về những vấn đề cần làm rõ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
2. Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp:
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 có quy định về định nghĩa khái niệm giám định tư pháp là: “Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này”. Trong quy định của pháp luật này thì cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp. Mà cụ thể thì quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp được quy định tại Điều 21 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020.
Để giúp quý bạn đọc tìm hiểu và hiểu rõ hơn về nội dung quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định đối với người trưng cầu giám định tư pháp. Trong nội dung mục 2 này tác giả sẽ phân tích các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp được quy định theo như quy định tại Điều 21 Luật này có nội dung như sau:
Thứ nhất, Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật này thì đối với quyền của người trưng cầu giám định được quy định tại điều luật này thì bao gồm các quyền của người trưng cầu giám định tư pháp được nêu ra như sau:
Một là, trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc của Luật này thực hiện giám định;
Hai là, người trưng cầu giám định có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu.
Ba là, người trưng cầu giám định có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định. Việc pháp luật quy định về nội dung này nhằm mục đích đảm bảo được tính cồng bằng trong hoạt động trưng cầu giám định tư pháp theo như quy định của pháp luật hiện hành để tránh tình trạng có hoạt động gian lận trong qúa trình trưng cầu giám định tư pháp hiện hành.
Thứ hai, theo như quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật này thì có quy định về nghĩa vụ người trưng cầu giám định tư pháp theo như quy này có nội dung như sau:
Một là, xác định rõ nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định trong vụ án, vụ việc đang giải quyết; lựa chọn cá nhân, tổ chức có năng lực, đủ điều kiện thực hiện giám định phù hợp với tính chất, nội dung cần giám định để ra quyết định trưng cầu giám định. Việc pháp luật đưa ra quy định về nội dung của nhiệm vụ này của người giám định tư pháp để nhằm mục đích giúp các cá nhân biết được đầy đủ các nội dung liên quan đến những nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định đối với một vụ án mà pháp luật hiện hành quy định.
Hai là, ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản, quy định này để đảm bảo quyết định này làm bằng trứng để giải quyết các vụ án một cách chính xác và có căn cứ pháp lý nhất. Bởi vì những văn bản này đều có sự xác nhận của người chưng cầu giám định và cơ quan tiến hành việc trưng cầu giám định tư pháp theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Ba là, cung cấp kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu, mẫu vật có liên quan đến đối tượng, nội dung cần giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp. Đối với những quy định này nhằm đảm bảo được về thời gian tiến hành giải quyết một vụ án. Đồng thời các thông tin, tài liệu, mẫu vật có liên quan đến đối tượng, nội dung cần giám định cũng là cơ sở để có thể thực hiện việc kết án các đối tượng có hành vi phạm tội ở mức án nào.
Bốn là, tạm ứng, thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư phá. Do đó, theo quy định này thì người trưng cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ phải thực hiện các khoản như đã nêu ở trên để giảm bớt gành nặng cho ngân sách nhà nước theo như quy định và mục đích hướng tới của việc quy định này.
Năm là, thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp bị đe dọa do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp.