Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài? Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài?
Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam giống như công dân của Việt Nam. Chính vì vậy mà khi tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ sở hữu về nhà ở thì cần phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo như quy định của pháp luật nhà ở hiện hành. Do đó, bên cạnh việc tổ chức, cá nhân nước ngoài có các quyền cơ bản là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt thì những chủ thể này cũng được quy định các quyền khác và kèm theo đó là những nghĩa vụ liên quan đến việc tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ sở hữu nhà ở.
Vậy theo như quy định của
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Luật Nhà ở năm 2014
1. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
Trên cơ sở quy định tại Điều 161
“Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này được thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 10 của Luật này; trường hợp xây dựng nhà ở trên đất thuê thì chỉ được quyền cho thuê nhà ở.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
…..
d) Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch
đ) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này, chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu nhà nước”.
Từ quy định nêu ở trên về quyền của cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể thấy rằng những chủ thể này chỉ có quyền mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, theo như quy định này thì chủ thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ có thể nhận chuyển quyền sở hữu nhà ở từ người khác đối với nhà ở thương mại trong dự án phát triển nhà ở. Về giao dịch cũng chỉ giới hạn trong bốn loại giao dịch mua, thuê mua và thừa kế, tặng cho nhà. Cá nhân, tổ chức nước ngoài hoàn toàn không có quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở như sông dân có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài; cũng không được nhận nhà thông qua tất cả các giao dịch dân sự về nhà ở như cá nhân, tổ chức trong nước, đơn cử như không được nhận góp vốn, nhận đổi nhà.
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều này thì tổ chức cá nhân là người nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì chỉ có quyền về bất khả xâm pham, quyền sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác. Đồng thời thì Nhà ở của những đối tượng này sẽ được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở. Không những thế mà những cá nhân và tổ chức là người nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án thì sẽ có các quyền như bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở,… những khi thực hiện các hoạt động này thì cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này.
Theo như quy định tại Khoản 2 Điều này thì đối với những tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hay thậm chí là cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì theo như quy định này cũng được xác định quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định theo như quy định của pháp luật Nhà ở hiện hành.
Bên cạnh đó, dựa theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì pháp luật quy định được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật cho phép nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy định của pháp luật. Trường hợp cá nhân, tổ chức nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
Theo quy định tại Điều 162 Luật Nhà ở 2014 thì nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
“Điều 162. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
…
b) Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở, không được dùng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác;
c) Thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam”.
Từ quy định nêu ở trên có thể thấy rằng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài trương quy định về nghĩa vụ của chủ thể này trong pháp luật nhà ở được phép cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu đối với nhà ở là cá nhân, tổ chức nước ngoài phải thực hiện việc thông báo và phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Bên cạnh việc thực hiện thông báo thì cá nhân, tổ chức nước ngoài còn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế từ khoản lợi nhuận mà chủ thể này thu được trong hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy định của pháp luật. Trường hợp cá nhân, tổ chức nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều này thì tổ chức cá nhân là người nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì chỉ có nghĩa vụ trong việc sử dụng đúng mục đích của nhà ở, tuân thủ các quy định về phòng cháy chưa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội,…. và một số các nghĩa vụ khác theo như quy định của Luật Nhà ở năm 2014
Theo như quy định tại Khoản 2 Điều 162 Luật Nhà ở năm 2014 thì đối với những tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hay là cá nhân nước ngoài thì theo như quy định này cũng được xác định những nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định theo như quy định của pháp luật Nhà ở hiện hành.
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật về nhà ở hiện hành đã quy định cụ thể về quyền sở hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài và quyền đó sẽ được nhà nước bảo hộ một cách nguyên vẹn nhất, không chủ thể nào có quyền xâm phạm đến những quyền này. Song song với việc quy định về quyền thì cũng kèm theo là nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức này phải tuân thủ trong quá trình sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Việc quy định này, nhằm hướng đến mục đích quản lý việc sở hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài nằm trong sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Không những thế mà việc Luật Nhà ở quy định về quyền và nghĩa vụ này cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn trong việc quản lý đối với những tố tượng là người nước ngoài.