Giá trị pháp lý của sổ hộ khẩu? Xác định quyền lợi khi sở hữu chung sổ hộ khẩu? Quy định mới về Sổ hộ khẩu?
Cụm từ số hộ khẩu chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe đến bởi lẽ nó là hình thức mà nhà nước dùng để quản lý nhân khẩu đối với mỗi hộ gia đình. Có thể thấy, sổ hộ khẩu được xuất hiện rất nhiều trong việc công dân thực hiện các thủ tục hành chính trong cuộc sống hàng ngày như khi đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử. Vậy, giá trị pháp lý và vai trò của sổ hộ khẩu theo đúng với quy định pháp luật là gì? Công dân có thể dùng đến sổ hộ khẩu để thực hiện những công việc gì?
Luật sư
1. Giá trị pháp lý của sổ hộ khẩu
Theo Luật cư trú 2020 thì đã bãi bỏ về cấp sổ hộ khẩu, chính vì vậy chúng ta căn cứ vào Luật cư trú 2006 như sau:
Tại Điều 18 Luật cư trú 2006 quy định: Công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú và được cấp sổ hộ khẩu
Theo đó, vai trò của Sổ hộ khẩu như sau: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú có các thông tin về chủ hộ và các thành viên khác cùng hộ khẩu, như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, mối quan hệ với chủ hộ và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Những người đăng ký tạm trú chỉ được cấp Sổ tạm trú thay vì Sổ hộ khẩu.
2. Xác định quyền lợi khi sở hữu chung sổ hộ khẩu
Nếu giấy chứng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở được cấp cho hộ gia đình theo quy định của
“Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.”.
Do vậy nếu chị có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà thì chị ấy có quyền trong phần tài sản đó.
Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 quy định:
“1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.”
Cần nhấn mạnh với bạn rằng, quyền sở hữu tài sản của các thành viên trong gia đình hoàn toàn độc lập với những người có tên trong sổ hộ khẩu, việc đăng ký tên trong sổ hộ khẩu chỉ có ý nghĩa trong việc quản lý về mặt hành chính. Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở được cấp cho cá nhân thì chỉ cá nhân đó có quyền sử dụng và định đoạt tài sản đó theo quy định tại Điều 211
“Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình”.
Theo đó Điều 206
“1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Do vậy, đối với trường hợp của chị thì cần phải xác định theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp vào năm nào, nếu nhà ở này là của bố mẹ chồng thì chị và các con của chị không được hưởng quyền lợi gì khi chia tài sản, trừ trường hợp liên quan đến thừa kế hoặc bố mẹ chồng chị có thỏa thuận chia cho các con và các cháu.
3. Quy định mới về Sổ hộ khẩu
Như chúng ta đã biết, ở Luật cư trú 2006 đã đề ra những điều luật quy định rất rõ ràng về sổ hộ khẩu trong đó có cấp sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, thủ tục nhập khẩu và thủ tục tách khẩu và sau khi người dân tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thường trú đầy đủ, chính xác thì sẽ được cơ quan Công an cấp Sổ hộ khẩu. Pháp luật hiện hành đã ban hành Luật cư trú mới năm 2020 chưa ban hành hiệu lực nhưng sẽ có hiệu lực chính thức vào ngày 01 tháng 07 năm 2021. Trong Luật cư trú 2020 có điểm mới là bài bỏ haofn toàn các điều luật liên quan đến sổ hộ khẩu.
Theo Luật Cư trú 2020, khi nhận được hồ sơ đăng ký thường trú hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo Luật Cư trú 2020, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/7/2021), Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.
Tuy nhiên, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Theo quy định trên, từ tháng 07/2021, cơ quan Công an sẽ không tiến hành cấp mới Sổ hộ khẩu. Vì vậy, khi Sổ hộ khẩu bị mất, hỏng, rách hay có sai sót, người dân vẫn tiến hành làm thủ tục xin đổi, cấp lại như bình thường.
Phương thức quản lý cư trú từ truyền thống thông qua sổ hộ khẩu ở Luật cư trú 2006 ,sổ tạm trú sang quản lý bằng số hóa như sau:
– Đối với đăng ký thường trú: Thay vì cấp sổ hộ khẩu, khi công dân đủ điều kiện để đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
– Đối với đăng ký tạm trú: Thay vì cấp sổ tạm trú, khi công dân đủ điều kiện để đăng ký tạm trú thì cơ quan đăng ký có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp trong 7 trường hợp
Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định:
Điều 38. Điều khoản thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
….
3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.”
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục về cư trú trong 07 trường hợp sau đây mà dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp trước đó thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú:
– Thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú
– Thực hiện điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú
– Thực hiện tách hộ
– Thực hiện xóa đăng ký thường trú
– Thực hiện đăng ký tạm trú
– Thực hiện gia hạn tạm trú
– Thực hiện xóa đăng ký tạm trú.
Theo đó, khi thực hiện các thủ tục trên thì chỉ thu hồi sổ khi dẫn đến có sự thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì mới thu hồi sổ đã cấp.
09 trường hợp công dân bị xóa đăng ký thường trú bao gồm:
– Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
– Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
– Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp tại mục (8) dưới đây;
– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp tại mục (8) dưới đây;
– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy đối với Luật cư trú 2006 thì sổ hộ khẩu rất quan trọng đối với công dân đặc biệt là trong các thủ tục hành chính, dựa vào sổ hộ khẩu để cơ quan quản lý nhân khẩu theo đúng quy định, và căn cứ vào đó để xác định tên, tuổi, địa chỉ thường trú và mối quan hệ nhân thân khi thực hiện các giao dịch. Còn đối với Luật cư trú 2020 thì sổ hộ khẩu lại được dùng có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú.