Chào bán trái phiếu riêng lẻ và chào bán trái phiếu ra công chúng là hai hình thức chào bán trái phiếu doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì quyền lợi của các nhà đầu tư được quy định như thế nào khi bị hủy bỏ chào bán trái phiếu?
Mục lục bài viết
1. Quyền lợi của nhà đầu tư khi hủy bỏ chào bán trái phiếu:
Trước hết, trái phiếu là một khái niệm vô cùng quan trọng trong pháp luật chứng khoán. Pháp luật hiện nay cũng đã giải thích cụ thể về trái phiếu. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật chứng khoán năm 2019 có đưa ra khái niệm về trái phiếu. Theo đó trái phiếu là khái niệm để chỉ loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu trái phiếu đó đối với một phần nợ của tổ chức phát hành trái phiếu. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán, giải thích cụ thể hơn về trái phiếu. Theo đó:
– Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phát hành trên thị trường, trái phiếu có vai trò xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu trái phiếu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành trái phiếu;
– Trái phiếu chuyển đổi theo quy định của pháp luật là khái niệm để chỉ loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành trên thực tế, trái phiếu chuyển đổi có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của các tổ chức phát hành theo điều kiện nhất định, theo điều khoản đã được xác định cụ thể tại phương án trong quá trình phát hành trái phiếu;
– Trái phiếu có bảo đảm theo quy định của pháp luật là khái niệm để chỉ loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán bằng toàn bộ hoặc bảo đảm thanh toán bằng một phần lãi/gốc khi đến hạn bằng tài sản của tổ chức phát hành trái phiếu hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, hoặc loại trái phiếu đó được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật dân sự;
– Trái phiếu kèm chứng quyền theo quy định của pháp luật là loại trái phiếu được công ty cổ phần phát hành trên thực tế kèm theo chứng quyền nhất định, trái phiếu này cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua số cổ phiếu phổ thông của các tổ chức phát hành theo điều kiện nhất định, theo điều khoản đã được xác định cụ thể tại phương án trong quá trình phát hành trái phiếu.
Trong một số trường hợp nhất định các nhà đầu tư có nhu cầu ra quyết định hủy bỏ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng. Khi đó, tiền của các nhà đầu tư sẽ được hoàn lại. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật chứng khoán năm 2019 có quy định về quyền lợi của các nhà đầu tư trong trường hợp chào bán trái phiếu bị hủy.
Theo đó, trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày đợt chào bán trái phiếu ra công chúng bị hủy bỏ, các tổ chức phát hành bắt buộc phải công bố việc hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng trên một tờ báo điện tử hoặc cần phải thông báo trên 03 số báo liên tục trong khoảng thời gian 07 này và bắt buộc phải thu hồi chứng khoán đã phát hành ra thị trường, đồng thời cần phải hoàn trả lại tiền cho các nhà đầu tư trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày đợt chào bán chứng khoán đó bị hủy bỏ. Nếu hết khoảng thời gian này mà các tổ chức phát hành chứng khoán vẫn chưa hoàn trả tiền cho các nhà đầu tư thì cần phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các nhà đầu tư đối với những thiệt hại xảy ra trên thực tế theo các điều khoản đã cam kết với các nhà đầu tư.
Theo đó, quyền lợi của nhà đầu tư khi hủy bỏ chào bán trái phiếu đó là tiền của các nhà đầu tư sẽ được hoàn lại. Tức là, khi hủy bỏ chào bán trái phiếu, trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày bị hủy bỏ, tổ chức phát hành trái phiếu cần phải có trách nhiệm hoàn trả tiền cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, ngoài việc hoàn trả tiền cho các nhà đầu tư, nếu hết khoảng thời gian này mà các tổ chức phát hành vẫn không hoàn trả, thì các tổ chức phát hành còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các nhà đầu tư theo điều khoản các bên đã cam kết ban đầu.
2. Các trường hợp hủy bỏ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng:
Trong một số trường hợp nhất định cần phải hủy bỏ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 28 của Luật chứng khoán năm 2019 có quy định về vấn đề hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng. Theo đó:
– Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Hết thời hạn đình chỉ căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Luật chứng khoán năm 2019 tuy nhiên không khắc phục được những thiếu sót, từ đó dẫn đến việc đình chỉ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng;
+ Đợt chào bán cổ phần lần đầu tiên ra công chúng tuy nhiên không đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về tỷ lệ số cổ phiếu tối thiểu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư, tuy nhiên các nhà đầu tư đó không phải là cổ đông lớn của tổ chức phát hành căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật chứng khoán năm 2019;
+ Trong đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng tuy nhiên không đáp ứng được đầy đủ điều kiện về khả năng huy động đủ văn vốn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư của tổ chức phát hành căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật chứng khoán năm 2019.
– Ngoài các trường hợp cụ thể nêu trên, đợt chào bán chứng khoán ra công chúng cũng có thể bị hủy bỏ theo bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án, bị hủy bỏ theo quyết định của trọng tài hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật, hay còn được gọi là hủy bỏ bắt buộc.
3. Hành vi vi phạm trong việc chào bán trái phiếu xử lý thế nào?
Hành vi vi phạm pháp luật trong việc chào bán trái phiếu sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng, tùy thuộc vào từng hành vi khác nhau và tùy thuộc vào hậu quả gây ra trên thực tế. Theo đó:
– Hành vi công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chào bán trái phiếu có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, ngoài ra còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là bắt buộc phải hủy bỏ thông tin vào cái chính thông tin khi thực hiện hành vi vi phạm, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 42 của Nghị định 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
– Đối với hành vi lập hồ sơ, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ có thông tin sai sót, thông tin không đúng sự thật, che dấu sự thật thì có thể bị phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 8 của Nghị định 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
– Đối với hành vi làm giả các loại giấy tờ tài liệu, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đáp ứng đầy đủ điều kiện chào bán, phát hành chứng khoán trong thành phần hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đến 1.500.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 8 của Nghị định 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
– Nghị định 128/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 156/2020/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
– Luật Chứng khoán năm 2019;
– Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán;
– Thông tư 116/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
THAM KHẢO THÊM: