Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp bị phá sản. Thanh toán các chi phí và thanh toán chế độ cho lao động khi doanh nghiệp phá sản.
Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp bị phá sản. Thanh toán các chi phí và thanh toán chế độ cho lao động khi doanh nghiệp phá sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Nếu 01 doanh nghiệp làm ăn bị thua lỗ không duy trì được hoạt động phải đóng cửa thì chế độ của người lao động sẽ giải quyết như thế nào? Nếu doanh nghiệp đó không có tiền để giải quyết chế độ cho người lao động thì sẽ như thế nào? Nếu doanh nghiệp phá sản thì chế độ cuẩ người lao động tính như thế nào? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại Điều 51 Luật phá sản năm 2014 quy định về xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản như sau:
“Điều 51. Xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản
1. Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập trước khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản.
2. Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập sau khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định tuyên bố phá sản.
3. Trường hợp nghĩa vụ về tài sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải là tiền thì Tòa án nhân dân xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản đó bằng tiền”.
– Tại Điều 54 Luật phá sản năm 2014 quy định về thứ tự phân chia tài sản như sau:
“Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Theo đó, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo
Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo thứ tự thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đồng thời khoản 4 Điều 47 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định như sau: “Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.