Trong những năm qua, các nước trên thế giới luôn cố gắng hoàn thiện pháp luật nhằm đảo bảo tối đa quyền con người, quyền công dân, đặt con người là trung tâm của sự phát triển. Vậy quyền là gì? Tại Việt Nam, pháp luật quy định như thế nào về quyền của công dân?
Mục lục bài viết
1. Quyền là gì?
Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Quyền công dân là Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu.
Quyền tiếng Anh là ” Rights “
Quyền con người tiếng Anh là ” Human rights “
Quyền công dân tiếng Anh là “ Citizen rights “
2. Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân:
Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 từ Điều 14 đến Điều 18 như sau:
– Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
– Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
– Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
– Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
– Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
– Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
– Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác; Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
3. Quy định của pháp luật Quyền con người:
Sự đấu tranh bảo vệ, giải phóng loài người thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, đi đến xây dựng xã hội dân sự, thực sự dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các dân tộc. Chính vì điều đó, quyền con người là yếu tố quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội và quyền con người là một trong những nội dung cơ bản nhất trong mọi hiến pháp.
Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục sử dụng khái niệm “quyền con người” với nội dung chính trị – pháp lý rộng hơn để phản ánh giá trị của cá nhân con người.
Hiến pháp năm 2013 đặc biệt quan tâm đặt vị trí của chương “Quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
Hiến pháp năm 2013 đã chuyển chương quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ “vị trí” Chương V (Hiến pháp năm 1992) lên “vị trí” Chương II (Hiến pháp năm 2013), tăng hai điều, từ ba mươi tư điều (từ Điều 49 đến Điều 82 – Hiến pháp năm 1992) lên ba mươi sáu điều (từ Điều 14 đến điều 49 – Hiến pháp năm 2013), tăng mười tám điều so với
“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đây thực chất là sự hiến pháp hóa quan điểm của Đảng về quyền con người “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định”
Như vậy, lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam ghi nhận “Quyền con người”, điều này cho thấy không phải các bản Hiến pháp trước đó chúng ta không ghi nhận về “quyền con người” (nhân quyền) mà trước đây chúng ta chưa phân biệt rõ hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”, hay nói cách khách chúng ta đã đồng nhất hai khái niệm trên.
Ngoài ra, có 30 quyền và những quyền đó nằm trong văn bản được gọi là Tuyên bố chung về Quyền con người, được tạo bởi Liên hợp quốc vào năm 1948. Cụ thể, đó là các quyền:
Mọi người có quyền tự do và bình đẳng: Tự do có từ khi con người được sinh ra. Mọi người đều có tư tưởng và ý kiến riêng và phải được đối xử bình đẳng.
Không phân biệt đối xử: Quyền này áp dụng cho tất cả mọi người, bất chấp mọi khác biệt.
Quyền được sống: Chúng ta đều có quyền sống, đồng thời sống trong tự do và an toàn.
Không nô lệ: Không ai có quyền buộc chúng ta làm nô lệ. Chúng ta cũng không thể buộc bất cứ ai làm nô lệ cho chúng ta.
Không tra tấn: Không ai có quyền làm tổn thương hoặc tra tấn chúng ta.
Tất cả chúng ta có quyền áp dụng pháp luật ngang nhau: Tôi là một con người giống như bạn.
Tất cả chúng ta được bảo vệ bởi pháp luật: Pháp luật là như nhau cho tất cả mọi người. Nó phải đối xử với chúng ta một cách công bằng
Xét xử công bằng bởi các phiên tòa công bằng: Tất cả chúng ta có thể yêu cầu luật pháp bảo vệ chúng ta khi chúng ta không được đối xử công bằng
Không giam giữ bất công: Không ai có quyền bắt chúng ta vào tù mà không có một lý do chính đáng và giam chúng ta ở đó, hoặc đuổi chúng ta ra khỏi đất nước của chúng ta .
Quyền được xét xử: Nếu chúng ta bị đưa ra xét xử thì phiên xử phải được công khai. Những người xét xử chúng ta không được để người khác ra lệnh cho họ phải làm gì.
Chúng ta luôn vô tội cho đến khi chứng minh có tội: Không ai bị quy tội vì làm một cái gì đó cho đến khi nó được chứng minh có tội. Khi người ta nói chúng ta đã làm một điều xấu, chúng ta có quyền chứng minh điều đó không đúng.
Quyền riêng tư: Không ai có quyền làm hại thanh danh của chúng ta. Không ai có quyền vào nhà, mở thư, làm phiền chúng ta hoặc gia đình của chúng ta mà không có lý do chính đáng .
Tự do đi lại: Tất cả chúng ta có quyền sống bất cứ đâu mà chúng ta muốn trong đất nước của chúng ta và quyền đi lại như chúng ta muốn.
Quyền tìm nơi an toàn để sống: Nếu chúng ta sợ bị đối xử tệ trong nước của chúng ta, tất cả chúng ta có quyền chạy đến nước khác để được an toàn .
Quyền có quốc tịch: Tất cả chúng ta có quyền thuộc về một quốc gia nào đó.
Hôn nhân và gia đình: Mỗi người trưởng thành có quyền kết hôn và có một gia đình nếu họ muốn. Đàn ông và đàn bà có quyền như nhau khi họ kết hôn cũng như khi họ ly hôn.
Quyền sở hữu cá nhân: Mọi người đều có quyền sở hữu riêng hay sở hữu chung. Không ai được quyền tước đoạt mà không có lý do chính đáng.
Tự do tư tưởng: Tất cả chúng ta có quyền tin vào những gì chúng ta muốn tin, quyền có tôn giáo, và quyền thay đổi nó nếu chúng ta muốn.
Tự do ngôn luận: Tất cả chúng ta có quyền tạo thể hiện tư tưởng của mình, quyền suy nghĩ những gì mình thích, quyền nói những gì mình nghĩ, và quyền chia sẻ những ý tưởng của mình với những người khác.
Quyền tụ hợp nơi công cộng: Tất cả chúng ta có quyền gặp gỡ bạn bè của chúng ta và làm việc cùng nhau một cách ôn hòa để bảo vệ quyền của mình. Không ai có thể buộc chúng ta tham gia vào một nhóm nếu chúng ta không muốn .
Quyền dân chủ: Chúng ta đều có quyền tham gia vào chính phủ. Mỗi người trưởng thành có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của mình.
Quyền hưởng an sinh xã hội: Tất cả chúng ta có quyền hưởng nhà ở giá rẻ, y học, giáo dục, chăm sóc trẻ em, đủ tiền để sống và trợ giúp y tế nếu chúng ta bị bệnh hoặc già .
Quyền của người lao động: Mỗi người trưởng thành có quyền làm một công việc, một mức lương công bằng cho việc đã làm và tham gia công đoàn.
Quyền nghỉ ngơi: Chúng ta đều có quyền nghỉ ngơi và thư giãn.
Thực phẩm và nơi ở cho mọi người: Chúng ta đều có quyền được hưởng một cuộc sống tốt đẹp. Bà mẹ và trẻ em, người già, người tàn tật, tất cả đều có quyền được chăm sóc.
Quyền được giáo dục: Giáo dục là một quyền. Giáo dục nên được miễn phí ít nhất là cho cấp tiểu học.
Bản quyền và văn hóa: Bản quyền là một đạo luật đặc biệt bảo vệ sự sáng tạo nghệ thuật và các tác phẩm của một người: Những người khác không thể sao chép mà không có phép . Tất cả chúng ta có quyền theo cách riêng của chúng ta về cuộc sống và thụ hưởng những điều tốt đẹp mà nghệ thuật, khoa học và hiểu biết mang lại.
Một thế giới tự do và công bằng: Mọi người được quyền sống với trật tự quốc tế và xã hội mà ở đó quyền và tự do như được được công bố trong bản Tuyên bố này phải được thừa nhận đầy đủ.
Trách nhiệm: Chúng ta có trách nhiệm với những người khác và chúng ta phải bảo vệ quyền và tự do của họ .
Không ai có thể lấy đi những quyền và tự do của bạn
4. Quy định của pháp luật Quyền công dân:
Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng trong chế định quyền con người, quyền công dân. Một trong số những sửa đổi, bổ sung đó là Hiến pháp năm 2013 đã không còn đồng nhất quyền con người với quyền công dân như bản Hiến pháp trước đó.
Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ những quyền [chỉ] dành cho công dân và những quyền dành cho tất cả mọi người, bằng cách sử dụng hợp lý hơn các thuật ngữ “công dân, mọi người, không ai”
Như vậy, với sự thay đổi này, sẽ có những quyền không chỉ dành cho công dân Việt Nam mà còn dành cho cả người nước ngoài hiện diện hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận thêm một số quyền mới và củng cố hầu hết các quyền đã được nêu trong Hiến pháp năm 1992 bằng cách quy định chi tiết hơn hoặc tách ra thành điều riêng biệt. Điều này hoàn toàn tương thích hơn với nhận thức chung trên thế giới và các quy định của Luật Nhân quyền quốc tế; đồng thời cũng phù hợp với chủ trương, chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam.
Các quyền cơ bản của công dân được quy định tại Chương II Hiến pháp 2013 gồm các quyền như sau:
1. Quyền sống của con người;
2. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể;
3. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác;
4. Quyền có nơi ở hợp pháp của công dân và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mọi người;
5. Quyền tự do đi lại và cư trú;
6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
7. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình;
8. Quyền bình đẳng giới;
9. Quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân;
10. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân;
11. Quyền biểu quyết của công dân khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân;
12. Quyền khiếu nại, tố cáo của mọi người;
13. Quyền suy đoán vô tội và được xét xử công bằng; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự;
14. Quyền sở hữu và quyền thừa kế của mọi người;
15. Quyền tự do kinh doanh của mọi người;
16. Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi của công dân;
17. Quyền kết hôn, ly hôn;
18. Quyền của trẻ em, của thanh niên, người cao tuổi;
19. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mọi người;
20. Quyền học tập của công dân;
21. Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó của mọi người;
22. Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa của mọi người;
23. Quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp của giao tiếp của công dân;
24. Quyền được sống trong môi trường trong lành của mọi người.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến pháp 2013.
– Tuyên bố chung về Quyền con người, được tạo bởi Liên hợp quốc vào năm 1948