Quy định của pháp luật về Thù lao môi giới? Quyền hưởng thù lao trong môi giới thương mại? Mức thù lao trong môi giới thương mại? Tư vấn một trương hợp cụ thể?
Ngày nay, trong hoạt động kinh doanh, thương mại khi các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại mà có sự góp mặt của thương nhân trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và việc làm này nhằm mục đích hưởng thù lao theo quy định của pháp luật thương mại. Vậy quyền hưởng thù lao và mức thù lao trong môi giới thương mại được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định của pháp luật về Thù lao môi giới
Môi giới thương mại được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết
Đối với các hoạt động môi giới việc làm, môi giới chứng khoán… không được coi là môi giới thương mại và không do Luật thương mại điều chỉnh theo quy định của pháp luật
Nhằm điều chỉnh hành vi của các bên trong mô giới thương mại trong thương mại, Luật Thương mại hiện hành và các văn bản hướng dẫn liên quan đã quy định về quyền và nghĩa vụ của một cách cụ thể, tuy nhiên trong mục này, tác giả chỉ tập trung vào nghĩa vụ của bên môi giới thương mại, theo đó trong môi giới thương mại thì các bên môi giới và bên được môi giới đều có các quyền và nghĩa vụ khác nhau được quy định, Tại Điều 151. Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại quy định như sau:
Một là, Bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
Hai là, Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
Ba là, Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
Bốn là, Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới.
Như vậy, Khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại thi bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Sau đó, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau theo quy định của pháp luật để xác định quan hệ Trong Môi giới thương mại. Trong các trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ theo quy định được nêu như trên và cac bên bên môi giới thương mại phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đó theo quy định của pháp luật.
Từ khái niệm trên, có thể thấy phạm vi của môi giới thương mại được mở rộng không chỉ bao gồm những hoạt động môi giới mua, bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại liên quan đến mua bán hàng hoá.
Như vậy, đối với các hoạt động môi giới thương mại bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi như môi giới mua bán hàng hoá, các loại môi giới chứng khoán, và môi giới bảo hiểm, môi giới tàu biển, môi giới thuê máy bay, và môi giới bất động sản… Tuy nhiên, Luật Thương mại là luật chung để Điều chỉnh các hoạt động thương mại nên những quy định về môi giới thương mại trong luật này chỉ mang tính nguyên tắc còn các hoạt động môi giới trong từng lĩnh vực riêng biệt lại được luật chuyên ngành quy định cụ thể theo quy định của pháp luật
2. Quyền hưởng thù lao trong môi giới thương mại
Trên cơ sở quy định về quyền và nghĩa vụ tại Luật thương mại, tại Điều 86, Điều 156 quy định chi tiết về quyền trong việc hưởng thù lao môi giới thương mại, cụ thể:
Thứ nhất, căn cứ pháp lý của quyền hưởng thù lao môi giới thương mại thì quyền hưởng thù lao môi giới trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau. Ngoài ra thì trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật Thương mại năm 2005. Tuy nhiên quy định về thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới”. (Điều 154, Luật Thương mại năm 2005)
Thứ hai, quyền hưởng thù lao môi giới trong hoạt động môi giới thương mại được quy định tại Điều 153, Luật Thương mại năm 2005 quy định về quyền hưởng thù lao môi giới khi có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau hoặc không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
Ngoài ra Luật Thương mại năm 2015 còn quy định thanh toán các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động môi mới như sau: “trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo sự tự do thỏa thuận, pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận thời điểm phát sinh quyền hưởng thù lao môi giới. Trong tường hợp không có thỏa thuận thì quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau. Quy định trên xuất phát từ bản chất của hoạt động môi giới, bên môi giới chỉ có nghĩ vụ làm trung gian đến khi các bên đã hoàn thành việc giao kết hợp đồng chứ không giám sát việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng giữa các bên.
3. Mức thù lao trong môi giới thương mại
Bên cạnh các quy định về quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật Thương mại năm 2005 còn quy định về mức thù lao đại lý được xác định theo quy định của Điều 171, Luật Thương mại 2005, cụ thể khi có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Cụ thể
Một là, khi bên giao đại lý ấn định cụ thể giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ. Bên giao đại lý sẽ ấn định một con số phần trăm cụ thể trong hợp đồng để dựa vào đó có thể tính ra thù lao đại lý.
Hai là, bên giao đại lý không ấn định giá mua, bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Giá giao đại lý tức là giá ban đầu của hàng hóa khi bên đại lý giao cho bên giao đại lý chứ không phải giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
Tại quy định của điều luật này thì các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính bằng mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó, trường này chỉ áp dụng nếu như hai bên đã có giao kết hợp đồng đại lý trước đó và có thể dựa vào hợp đồng cũ để xác định mức thù lao phù hợp. Khi không áp dụng được mức thù lao thực tế theo cách trên đây thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác đối với việc mua bán cung ứng dịch vụ cùng loại; không những thế mà mức thù lao đại lý đối với trường hợp không áp dụng được hai cách trên thì mức thù lao đại được xác định dựa trên mức thù lao thông thường đối với hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tương tự trên thị trường.
4. Tư vấn một trương hợp cụ thể:
Tóm tắt câu hỏi:
Mình có câu hỏi muốn nhờ sự tư vấn như sau: Hiện tại mình có môi giới cho 1 cá nhân mua franchise của 1 công ty trong nghành kinh doanh thực phẩm, nếu thương vụ thành công, tối đa bao nhiêu % hoa hồng mình có thể nhận được theo quy định. Xin cảm ơn và mong tin phản hồi từ Công ty?
Luật sư tư vấn:
Franchise tức là nhượng quyền thương mại. Theo đó, doanh nghiệp nhượng quyền trao cho bên nhận quyền kinh doanh, sản xuất hay dịch vụ của doanh nghiệp mình trên thương hiệu của mình. Đổi lại doanh nghiệp nhận quyền phải trả cho bên bán một khoản phí sử dụng bản quyền hay chiết khấu % doanh thu trong khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận.
Theo thông tin mà bạn cung cấp, hiện tại bạn đang môi giới cho một cá nhân mua frinchise của một công ty trong nghành kinh doanh thực phẩm tức là ở đây bạn đang thực hiện hoạt động môi giới thương mại. Điều 150 Luật thương mại 2005 quy định về môi giới thương mại như sau:
“Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.”
Căn cứ quy định trên, mức thù lao hay phần trăm hoa hồng mà bạn nhận được hoàn toàn là do thỏa thuận của bạn với bên được môi giới trong hợp đồng môi giới. Hiện nay, chưa có quy định nào hạn chế mức hoa hồng tối đa mà bạn được nhận. Thông thường, mức hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị mua bán và hoa hồng thường do doanh nghiệp bán trả.
Trong trường hợp không có thỏa thuận rõ mức hoa hồng được hưởng trong hợp đồng môi giới thì mức thù lao môi giới được xác định theo theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ (căn cứ theo quy định tại Điều 86, Luật thương mại 2005).
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận với bên công ty bạn môi giới nhượng quyền thương mại về mức hoa hồng mà bạn nhận được nếu thương vụ môi giới thành công.