Các quy định về quyền đối với tài sản là những chế định quan trọng của pháp luật dân sự. Ngày nay, trong các quan hệ xã hội, có những chủ thể chỉ hướng tới nhu cầu được khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thay vì xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó. Vậy quyền hưởng dụng là gì? Căn cứ, hiệu lực, thời hạn quyền hưởng dụng?
Mục lục bài viết
1. Quyền hưởng dụng là gì?
Theo điều 257
“Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.”
Theo quy định của pháp luật thì quyền hưởng dụng được hiểu như sau:
– Chủ thể có quyền hưởng dụng không phải là chủ sở hữu của tài sản đó nhưng chủ thể có quyền hưởng dụng sẽ được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của chủ sở hữu.
– Thời gian thực hiện quyền hưởng dụng là một thời hạn nhất định. Tùy từng trường hợp cụ thể mà thời hạn hưởng dụng được xác định theo thỏa thuận hoặc được pháp luật quy định hay được ấn định trong di chúc. Khi hết thời hạn nhất định này thì chủ thể có quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt quyền hưởng dụng, chủ thể có quyền hưởng dụng phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
Bộ luật dân sự quy định về quyền hưởng dụng để chủ sở hữu có thể trao cho người khác quyền hưởng dụng đối với tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng vẫn giữ quyền sở hữu đối với tài sản. Ngoài ra, các chủ thể là người hưởng dụng cũng có quyền đối với tài sản mà mình hưởng dụng tương đối độc lập với chủ sở hữu tài sản đó, vì thế người hưởng dụng có thể thực hiện quyền hưởng dụng của mình một cách hiệu quả nhất.
2. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng:
Theo Điều 258 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền hưởng dụng có thể phát sinh dựa trên các căn cứ sau đây, cụ thể là: quy định của luật, theo thỏa thuận của các bên hoặc di chúc của chủ sở hữu tài sản.
– Thứ nhất: quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật:
Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của pháp luật là quyền của một cá nhân hay tổ chức được pháp luật cho phép khai thác, sử dụng tài sản của một chủ thể khác mà giữa các chủ thể đó không có giao kết hợp đồng hoặc người hưởng dụng không dựa theo di chúc của cá nhân người lập di chúc để lại tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng sau khi người để lại tài sản chết.
Pháp luật Việt Nam không có một quy định cụ thể nào quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật mà chỉ đưa ra các quy định về việc quản lý tài sản riêng của các con vị thành niên; việc sử dụng, định đoạt tài sản của người con phải vì lợi ích của người con chưa trưởng thành.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền hưởng dụng phát sinh theo quy định của luật chưa có căn cứ trong văn bản pháp luật. Thông thường, các trường hợp phát sinh quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật được sẽ được hình thành dựa trên các yêu cầu cần đảm bảo quyền lợi của một số chủ thể cần được bảo vệ như người già, trẻ nhỏ, người tàn tật,…
– Thứ hai: quyền hưởng dụng được xác lập theo thỏa thuận:
Quyền hưởng dụng được xác lập theo thỏa thuận là việc bên có tài sản là động sản hay tài sản là bất động sản thỏa thuận với bên có hưởng dụng tài sản đó có thời hạn hoặc không có thời hạn, theo đó bên hưởng dụng có quyền sử dụng tài sản là đối tượng của hương dụng để hưởng hoa lợi, lợi tức hoặc nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu sinh sống của bản thân hoặc của các thành viên trong gia đình người có quyền hưởng dụng theo đúng quy định pháp luật.
– Thứ ba: quyền hưởng dụng được xác lập theo di chúc:
Trong các căn cứ phát sinh quyền hưởng dụng thì quyền hưởng dụng được xác lập theo thỏa thuận và di chúc là những căn cứ phổ biến nhất trên thực tế. Theo đó, chủ sở hữu có thể bằng ý chí của mình xác lập hợp đồng với người được quyền hưởng dụng hoặc lập di chúc trao quyền sở hữu tài sản và để lại quyền hưởng dụng cho những người khác nhau được chủ sở hữu lựa chọn. Tuy nhiên, các thỏa thuận trong hợp đồng cũng có thể theo hướng chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác và giữ lại quyền hưởng dụng cho mình.
Pháp luật dân sự cũng cho phép chuyển giao quyền sở hữu và quyền hưởng dụng cho những chủ thể khác nhau thông qua di chúc. Đây là một bước phát triển mới và tiến bộ của Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Hiệu lực của quyền hưởng dụng:
Theo Điều 259 Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyền hưởng đụng được xác lập như sau:
Quyền hưởng đụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, hiệu lực của quyền hưởng dụng được xác định theo các căn cứ sau đây:
– Thứ nhất: Hiệu lực của quyền hưởng dụng xác định theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp này thì hiệu lực của quyền hưởng dụng được xác định theo thời điểm do pháp luật quy định.
– Thứ hai: Hiệu lực của quyền hưởng dụng được xác định theo thỏa thuận của các bên. Quyền hưởng dụng trong trường hợp này có thể được xác lập theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu tài sản và các chủ thể khác.
– Thứ ba: Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác và luật liên quan không có quy định khác thì quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm chuyển giao tài sản. Đây là thời điểm có sự chuyển giao tài sản từ chủ sở hữu tài sản sang cho bên có quyền hưởng dụng. Kể từ thời điểm này, người hưởng dụng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó.
Cũng dựa theo các quy định của pháp luật hiện hành thì quyền hưởng dụng đã được xác lập không chỉ có sự ràng buộc đối với chủ sở hữu, chủ thể của quyền hưởng dụng mà có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Ta nhận thấy, quyền hưởng dụng của các đối tượng được hưởng quyền sẽ được xác lập cho người có quyền hưởng dụng dựa trên các căn cứ trên thực tế khi các chủ thể này đã nhận chuyển giao tài sản. Hay hiểu một cách đơn giản là kể từ thời điểm người này nhận chuyển giao tài sản, họ có quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản mà mình có quyền hưởng dụng. Tuy nhiên, nếu pháp luật liên quan có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền hưởng dụng sẽ được xác lập theo thời điểm được luật quy định hoặc thời điểm các bên thỏa thuận mà không căn cứ vào thời điểm nhận chuyển giao tài sản.
Cũng cần lưu ý rằng, kể từ thời điểm quyền hưởng dụng phát sinh hiệu lực, quyền hưởng dụng sẽ được bảo vệ, tôn trọng và có giá trị đối kháng với các chủ thể khác trong xã hội.
4. Thời hạn của quyền hưởng dụng:
Pháp luật quy định về thời hạn của quyền hưởng dụng như sau:
– Thời hạn của quyền hưởng dụng sẽ do các bên tự thỏa thuận với hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa ba mươi năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.
– Các chủ thể là người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn hưởng dụng được nêu trên.
– Trong trường hợp một người được hưởng dụng suốt đời nhưng cho phép người khác khai thác, sử dụng đối tượng của quyền hưởng dụng thì thời hạn tối đa thực hiện quyền khai thác, sử dụng kết thúc khi người hưởng dụng đầu tiên chết theo quy định pháp luật.
– Đối với pháp nhân khi được hưởng dụng đến khi pháp nhân đó giải thể nhưng sau đó cho phép pháp nhân khác thực hiện việc khai thác, sử dụng đối tượng của quyền hưởng dụng thì thời hạn tối đa mà pháp nhân thứ hai được khai thác, sử dụng tài sản là không quá 30 năm tính từ thời điểm pháp nhân đầu tiên bắt đầu hưởng dụng theo quy định pháp luật.
Hiện nay, quyền hưởng dụng là một trong số những quyền quan trọng của các chủ thể. Quyền này cho phép các chủ thể được hưởng quyền được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên, khi hết thời hạn này, quyền hưởng dụng đương nhiên sẽ chấm dứt và khi chưa hết thời hạn, quyền hưởng dụng cũng có thể chấm dứt nếu người hưởng dụng và chủ sở hữu của tài sản thỏa thuận chấm dứt hoặc nếu người hưởng dụng tự từ bỏ, không thực hiện quyền của mình.
Ta nhận thấy, chế định quyền hưởng dụng là một chế định được ghi nhận tại
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.