Quyền hành pháp là trung tâm của quyền lực nhà nước, đóng vai trò chính trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Việc kiểm soát quyền hành pháp luôn là nội dung quan trọng trong tổ chức và thực thi quyền hành pháp. Do đó, bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về quyền hành pháp là gì?
Mục lục bài viết
1. Quyền hành pháp là gì?
Hành pháp là một trong ba nhánh trong cơ cấu quyền lực nhà nước, cùng với lập pháp và tư pháp. Quyền hành pháp là quyền khởi xướng hoạch định chính sách và tổ chức thi hành chính sách, bao gồm các hoạt động: đề xuất, khởi xướng việc hoạch định chính sách và điều hành chính sách; tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm trật tự công.
Hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bộ phận của quyền lực nhà nước, trong đó các cơ quan nhà nước thực hiện quyền hành pháp trên cơ sở một hệ thống thể chế pháp lý nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Hành pháp bao gồm hai quyền: quyền lập quy và quyền hành chính. Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản pháp quy dưới luật, để cụ thể hoá luật pháp do các cơ quan lập pháp ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; Quyền hành chính là quyền tổ chức quản lý tất cả các mặt, các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước. Quyền hành chính bao gồm các quyền về tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổ chức thực thi và áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức và giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội.
Bộ máy hành pháp bao gồm các chính phủ (nội các) và các cơ quan hành chính công (hành chính), nơi đầu tiên đảm nhiệm trách nhiệm thi hành pháp luật. Bộ máy hành pháp ngoài việc hành chính còn có quyền lập quy, quy phạm pháp luật, ví dụ, có quyền ban hành các quy định, các văn bản dưới luật, không được xem là tương đương với luật, và thay vào đó phải có nguồn gốc dẫn nhập từ pháp luật hiện hành.
Quyền hành pháp tiếng anh là: “Executive power”.
2. Quyền hành pháp theo quy định của Hiến pháp:
Có thể thấy rằng, quan niệm lý luận về quyền hành pháp ở Việt Nam đang tiệm cận với quan niệm phổ quát trên thế giới. Có sự đồng thuận khá cao giữa các nhà nghiên cứu ở Việt Nam khi cho rằng, quyền hành pháp tuy về nguyên nghĩa là chấp hành và tổ chức thực thi các đạo luật nhưng không đơn thuần chỉ là sự chấp hành các đạo luật một cách thụ động. Quyền hành pháp ngày nay không chỉ là công việc điều hành chính sách quốc gia mà còn phải thực hiện công việc hoạch định chính sách quốc gia (để cơ quan lập pháp phê chuẩn chính sách một cách chính thức hoặc tự quyết định những chính sách thuộc thẩm quyền của hành pháp bằng quyền lập quy độc lập hoặc lập pháp ủy quyền). Về mặt lý luận, hành pháp và hành chính là hai khái niệm có những điểm khác biệt. Khái niệm hành chính dùng để chỉ hoạt động chấp hành chính sách của các công chức. Khái niệm hành pháp dùng để chỉ hoạt động hoạch định và điều hành chính sách quốc gia. Quan chức chính phủ chính là những người hoạch định và điều hành chính sách quốc gia. Quyền trình dự án luật, trình các chương trình phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, quyền ban hành văn bản pháp quy và quyền xử lý hoặc đề nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật đều thuộc phạm vi quyền hành pháp. Chủ thể quan trọng nhất thực hiện quyền hành pháp là Chính phủ (Thủ tướng và các thành viên Chính phủ). Việc thực hiện các công việc cụ thể thuộc nội hàm của “hành pháp” ngoài Chính phủ còn bao gồm các cơ quan cấp dưới của Chính phủ.
3. Nội dung của quyền hành pháp:
Nội dung quyền hành pháp của Chính phủ bao gồm những hoạt động mà thông qua đó quyền hành pháp của Chính phủ được triển khai để thực thi pháp luật và tiến hành các hoạt động quản lý, điều hành, phục vụ xã hội như sau:
Thứ nhất, dựa theo các lĩnh vực, quyền hành pháp của Chính phủ gồm có các nội dung cơ bản sau:
– Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội: Đây là chức năng đặc thù của quyền hành pháp của Chính phủ, có ý nghĩa rất quan trọng nhưng đồng thời cũng hết sức phức tạp, được tiến hành thường xuyên về thời gian, rộng khắp về không gian, địa điểm và có tác động trực tiếp tới tất cả mọi người dân, mọi tổ chức.
– Quản lý, điều hành: Nội dung này của quyền hành pháp rất rộng, xuyên suốt tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng… với các mặt hoạt động phong phú và phức tạp.
– Tổ chức thực thi pháp luật: Với tính chất là cơ quan chấp hành của cơ quan lập pháp, Chính phủ phải tiến hành các hoạt động của mình phù hợp với quy định pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành, áp dụng đúng đắn pháp luật để giải quyết các công việc cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đồng thời phải tiến hành các hoạt động để bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện trong thực tế đời sống. Bên cạnh đó, Chính phủ còn có chức năng lập quy, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa, giải thích, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành, kịp thời điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh, đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành.
– Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân: Nội dung này của quyền hành pháp bao gồm nhiều hoạt động cụ thể và được tiến hành một cách chủ động, linh hoạt bằng nhiều phương pháp khác nhau như theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời cũng là những hoạt động thường nhật được tiến hành theo đề nghị, yêu cầu của công dân.
– Xem xét, xử lý các vi phạm: Nội dung tài phán là mặt hoạt động không thể thiếu để tiến hành xem xét và xử lý đối với các vi phạm của công dân hoặc nhân viên của bộ máy nhà nước, khi các vi phạm này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm dân sự. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng, nó bảo đảm cho quyền hành pháp của Chính phủ được tôn trọng, qua đó bảo vệ trật tự xã hội, bảo đảm kỷ
– Tổ chức bộ máy hành pháp: Để xây dựng được bộ máy hành pháp mạnh, gọn nhẹ, trước hết là phải có cơ sở pháp lý vững chắc và đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành pháp nói riêng do cơ quan lập pháp ban hành giữ vị trí đặc biệt quan trọng, đồng thời đòi hỏi phải có sự cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành pháp.
Thứ hai là, dựa theo tính chất, mức độ thì quyền hành pháp của Chính phủ bao gồm hai nội dung cơ bản:
– Quyền hành pháp chính trị: Quyền hành pháp chính trị của Chính phủ có thể được hiểu là một bộ phận của quyền lực nhà nước được giao cho Chính phủ nhằm tổ chức việc thi hành pháp luật, hoạch định và điều hành chính sách quốc gia thông qua việc ban hành các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cụ thể hóa quyền hành pháp, Điều 96
+ Khẳng định vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ: “Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn…”.
+ Quy định một cách cụ thể hơn quyền sáng tạo pháp luật của Chính phủ, theo đó Chính phủ có nhiệm vụ: “Trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.
Bên cạnh quyền trình dự án luật, pháp lệnh, Hiến pháp còn quy định quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập của chức năng hành pháp: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”.
+ Quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, theo đó Chính phủ: “Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”.
+ Quy định thi hành “các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân”. Đây là quy định mới và là một công cụ quan trọng để Chính phủ thực thi có hiệu quả những nhiệm vụ, quyền hạn đã được hiến định của mình.
– Quyền lực hành chính điều hành: Là quyền điều hành, tổ chức đưa các chính sách và pháp luật vào đời sống xã hội bằng các hoạt động mang tính tổ chức pháp lý khác nhau. Quyền hành chính điều hành thuộc về cá nhân người đứng đầu cơ quan hành chính, là quyền lực trong hành động để thực hiện quyền hành pháp thông qua việc ban hành các quyết định hành chính – quyết định cá biệt và thực hiện các hành vi hành chính để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đời sống nội bộ trong bộ máy hành chính nhà nước.
+ Hiến pháp quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nhưng vị trí của quy định này có sự điều chỉnh rất mới về kỹ thuật lập hiến, khi được đưa lên vị trí đầu tiên trong nội dung quy định của Hiến pháp về tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ, bảo đảm sự đồng bộ, logic với quy định về Quốc hội (là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) và Tòa nhân dân dân (là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam). Đồng thời, là một bước chuyển rất cơ bản trong nhận thức về phân công quyền lực, về vị trí, vai trò của Chính phủ trong các mối quan hệ quyền lực, nhấn mạnh và đề cao tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
+ Hiến pháp năm 2013 tiếp tục đề cao vai trò của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời nhấn mạnh hơn vị trí của người đứng đầu Chính phủ, đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Bên cạnh việc đề cao vai trò của Thủ tướng trong việc điều hành, lãnh đạo công tác của Chính phủ, liên quan đến vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, so với các quy định trước đây Hiến pháp năm 2013 đã lược bỏ một số quy định không còn phù hợp. Tuy nhiên, việc làm rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong Hiến pháp năm 2013 thực sự đã góp phần làm rõ hơn vị trí, vai trò cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật Hiến pháp năm 2013;