Quyền hạn và trách nhiệm? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện, giám sát dự án đầu tư xây dựng
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế là những dự án trong các lĩnh vực khác nhau của thị trường. Để những dự án này được suôn sẻ, thành công, bền vững thì không thể thiếu sự hiện diện của chủ đầu tư, người chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư trong các dự án ở nhiều cấp độ khác nhau. Vậy chủ đầu tư có quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quyền hạn và trách nhiệm
1.1. Định nghĩa
– Quyền hạn là quyền chính thức và hợp pháp của người giám sát hoặc người quản lý hay bất kỳ giám đốc điều hành cấp cao nhất của tổ chức để chỉ dẫn, chỉ huy cấp dưới, đưa ra mệnh lệnh và truy cập tuân theo. Người quản lý hay người giám sát có quyền đưa ra các quyết định có liên quan đến hiệu suất hoặc quyết định không thực hiện một nhiệm vụ theo các cách thức cụ thể để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Quyền hạn bao gồm một số quyền và quyền hành động cho tổ chức trong một khu vực cụ thể.
– Trách nhiệm là nghĩa vụ của một cá nhân, người quản lý, người giám sát hay bất kỳ cá thể nhân viên nào khác của tổ chức thực hiện nhiệm vụ hoặc nghĩa vụ đã được giao. Cá nhân chấp nhận nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc của họ, tức là khi một nhân viên chịu trách nhiệm về một hành động, đồng thời, anh ta cũng chịu trách nhiệm về hậu quả của nó.
1.2. Sự khác biệt chính giữa quyền hạn và trách nhiệm
Thẩm quyền là quyền lực hoặc quyền vốn có của một công việc hoặc vị trí cụ thể, để thực thi các quy tắc, ra lệnh hay đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp. Trách nhiệm là bổn phận hay nghĩa vụ được giao bởi cấp cao hoặc được thành lập theo cam kết hoặc hoàn cảnh của từng cá nhân mà cá nhân đó phải thực hiện hoặc hoàn thành một nhiệm vụ một cách thỏa đáng.
Trách nhiệm là kết quả hay hệ quả của chính quyền. Bên cạnh đó thì quyền hạn đề cập đến quyền hợp pháp của người quản lý để ra lệnh và mong đợi sự phục tùng, tuân theo từ cấp dưới.
Thẩm quyền của một người trong tổ chức phụ thuộc vào vị trí của cá nhân đó, điều này sẽ quyết định thẩm quyền của cá nhân này trong tổ chức. Ta có thể hiểu rằng vị trí của cá nhân ở đơn vị, tổ chức công tác càng cao thì càng có thẩm quyền và ngược lại. Tóm lại, mối quan hệ cấp trên – cấp dưới chính là cơ sở của trách nhiệm.
Trong khi đó, quyền hạn được cấp trên ủy quyền cho cấp dưới. Còn trách nhiệm thì được đảm nhận, tức là nó vốn có trong nhiệm vụ được giao.
Quyền hạn cần khả năng đưa ra mệnh lệnh và hướng dẫn của người có thẩm quyền, trong khi trách nhiệm lại đòi hỏi khả năng tuân thủ hoặc tuân theo mệnh lệnh của người giao nhiệm vụ.
Quyền hạn phân cấp từ trên xuống dưới, tức là phạm vi quyền lực là lớn nhất ở cấp cao nhất và cấp thất sẽ có quyền lực thấp nhất. Ngược lại, trách nhiệm xuất phát từ dưới lên trên, tức là cấp dưới sẽ chịu trách nhiệm cho đến cấp trên.
Mục đích của chính quyền là đưa ra quyết định và thực thi chúng. Ngược lại, trách nhiệm nhằm thực thi nhiệm vụ do cấp trên giao.
Quyền hạn là cố hữu với vị trí của người có thẩm quyền nên nó có thể duy trì trong một thời gian dài. Không giống quyền hạn, trác nhiệm gắn liền với nhiệm vụ được giao do đó nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ kết thúc ngay khi nhiệm vụ hoàn thành thành công.
2. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư
2.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
– Chủ đầu tư có quyền lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật; lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầy tư vấn để lập, quản lý dự án của mình; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án; tổ chức quản lý, lập dự án hoặc quyết định thành lập hay giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng với một dự án theo thẩm quyền. Ngoài ra, chủ đầu tư còn có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ của chủ đầu tư là lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định; xác định nội dung nhiệm vụ, yêu cầu lập dự án, cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng; lựa chọn tổ chức, đơn vị, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức thẩm định dự án. Chủ đầu tư phải tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định của pháp luật; giám sát, kiểm tra việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn hay trả nợ vốn vay thì chủ đầu tư phải thu hồi và trả nợ vốn vay. Bên cạnh đó chủ đầu tư cũng phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng
– Trong việc khảo sát xây dựng, chủ đầu tư có các quyền thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực; đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng với hợp đồng đã ký kết; điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu của tổ chức, đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư cũng có quyền phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tổ chức, đơn vị tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát đó cho nhà thầu khảo sát xây dựng; có quyền đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng nếu tuân thủ đúng quy định pháp luật.
– Chủ đầu tư có nghĩa vụ lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng này các thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát giám sát nếu chủ đầu tư không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng được; xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng, thực hiện đúng hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật. Nếu chủ đầu tư gây ra thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp hay vi hợp đồng khảo sát xây dựng thì phải có trách nhiệm bồi thường.
2.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng
– Trong việc thiết kế xây dựng, chủ đầu tư có quyền tự thực hiện thiết kế xây dựng nếu có đủ điều kiện năng lực hành nghề phù hợp, năng lực hoạt động với loại, cấp công trình xây dựng; hoặc đàm phán, ký kết hợp đồng thiết kế xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu từ chối thực hiện công việc này thì chủ đầu tư cũng có quyền yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng sửa đổi, bổ sung thiết kế hoặc lựa chọn nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay đổi thiết kế. Chủ đầu tư cũng có thể đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
– Chủ đầu tư có nghĩa vụ xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng; lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng nếu không tự thực hiện thiết kế xây dựng và cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế xây dựng, Chủ đầu tư phải thực hiện đúng với
2.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình
– Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nếu có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp thì chủ đầu tư có quyền tự thực hiện thi công xây dựng công trình, nếu không có thể lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng. Chủ đầu tư có quyền đàm phán, ký kết
– Các nghĩa vụ của chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng và tổ chức giám sát, quản lý chất lượng trong thi công xây dựng để phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư phải tham gia, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu thi công xây dựng. Nếu chủ đầu tư chọn nhà thầu thì phải xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng, kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường. Khi đã xây dựng xong thì chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình; thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết và lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng của vật tư, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình. Nếu có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc các hành vi khác thì chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
2.5. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình
– Trong việc giám sát thi công xây dựng công trình, nếu có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xay dựng thì chủ đầu tư có quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình. Chủ đầu tư cũng có thể đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; giám sát, theo dõi và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định thì chủ đầu tư có quyền thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát hoặc đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
– Nghĩa vụ của chủ đầu tư khi giám sát thi công xây dựng công trình: nếu chủ đầu tư không tự thực hiện giám sát thi công được thì phải lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với cấp, loại công trình xây dựng để ký kết hợp đồng. Trong trường hợp thuê giám sát thì chủ đầu tư phải thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát; xử lý kịp thời các đề xuất nếu giám sát đưa ra và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư có nghĩa vụ lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình. Nếu chủ đầu tư lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình hoặc nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và có các hành vi vi phạm khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Bên cạnh đó chủ đầu tư cũng phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.