Xét xử phúc thẩm là một trong hai cấp xét xử theo thủ tục tố tụng. Vậy hội đồng xét xử phúc thẩm là gì? Quyền hạn của hội đồng xét xử phúc thẩm được quy định như thế nào? Cùng bài viết tìm hiểu dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm là gì?
Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, trong đó Tòa án cấp trên thực tiếp xét xử lại những bản án hoặc xét lại các quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Và Hội đồng xét xử phúc thẩm là chủ thể có vai trò trực tiếp thực hiện việc xét xử tại Tòa án cấp phúc thẩm. Hội đồng xét xử là “Hội đồng bao gồm các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra các bản án hoặc quyết định đối với các vụ án”.
Những vấn đề thành phần, chức năng, thẩm quyền của Hội đồng xét xử đều được quy định cụ thể trong pháp luật TTHS. Hội đồng xét xử không phải là Hội đồng có các thành viên cố định, chỉ những thẩm phán và hội thẩm nhân dân được phân công mới tập hợp lại thành Hội đồng xét xử trong mỗi vụ án, các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
Quyền hạn của hội đồng xét xử phúc thẩm trong thủ tố tụng dân sự. Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, trong đó Tòa án cấp trên thực tiếp xét xử lại những bản án hoặc xét lại các quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Và Hội đồng xét xử phúc thẩm là chủ thể có vai trò trực tiếp thực hiện việc xét xử tại Tòa án cấp phúc thẩm.
Hội đồng xét xử phúc thẩm là Hội đồng bao gồm các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa phúc thẩm.
2. Quyền hạn của hội đồng xét xử phúc thẩm:
Theo quy định tại Điều 308
a. Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Hội đồng phúc thẩm bác kháng cáo hoặc kháng nghị trong trường hợp kháng cáo kháng nghị không có căn cứ và tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử đúng.
b. Sửa bản án sơ thẩm.
Nếu qua việc xét xử phúc thẩm, hội đồng xét xử phúc thẩm xét xử thấy tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án không đúng pháp luật, thì hội đồng xét xử có thể sửa 1 phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm. Theo Điều 309
– Việc chứng minh và thu thập chứng cứ đã được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.
c. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án dân sự.
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII của
– Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
d. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217 (đình chỉ giải quyết vụ án), điểm b khoản 1 Điều 299 (Nguyên đơn rút đơn khởi kiện truóc phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm) của Bộ luật dân sự 2015.
e. Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự.
Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án kết quả xử lý.
3. Quy định về xét xử ở cấp phúc thẩm:
Dễ thấy, không phải tất cả các vụ án xét xử qua cấp sơ thẩm đều bị phúc thẩm, chỉ những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án mới bị xét xử phúc thẩm. Như vậy cơ sở pháp lí làm phát sinh xét xử phúc thẩm là dựa trên kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm dân sự khi các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị là các bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Phải chăng quy định mọi bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị đã làm giảm hiệu quả của việc xét xử cũng như hao tổn về thời gian, sức lực, tốn kém các chi phí.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết”.
Tuy nhiên quy định không rõ ràng, cụ thể như thế nào là không vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu dẫn đến khó khăn cho các tòa án khi áp dụng áp dụng quy định này.
Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao cụ thể quy định tại Điều 30 Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Các Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
Về thủ tục xét xử phúc thẩm:
Phạm vi xét xử phúc thẩm : Điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.”
Điều này được hướng dẫn theo tinh thần tại Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì để đảm bảo quyền lợi của đương sự có kháng cáo và cho cả đương sự không có kháng cáo hay không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể xem xét phần khác của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị.
Theo quy định Điều 64 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gôm 3 Thẩm phán trong đó 1 Thẩm phán giữ vai trò làm chủ tọa phúc thẩm. Không có sự tham gia của hội thẩm nhân dân. Điều này là hợp lí vì mục đích của xét xử phúc thẩm thực chất là đánh giá lại kết quả hoạt động nhận thức vụ án dân sự của Hội đồng xét xử sơ thẩm nên Hội đồng xét xử phúc thẩm nên được cơ cấu chú trọng chuyên môn.
Những người tham gia phiên tòa Phúc thẩm dân sự được quy định tại Điều 294 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“1. Người kháng cáo, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa. Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tòa phúc thẩm.”
Tuy nhiên, để đề cao chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát trong TTDS nên Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thầm”.
Thủ tục tiến hành PTPTDS:
Để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử, thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm được quy định giống phiên tòa sơ thẩm gồm: thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án.
4. Thủ tục nghị án trong phiên tòa phúc thẩm dân sự:
Nghị án là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình xét xử. nghị án là việc hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án trên cơ sở kết quả của việc hỏi tranh luận tại phiên tòa. Theo Điều 307 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì: Việc nghị án, trở lại việc hỏi và tranh luận, thời gian nghị án, tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện như thủ tục xét xử sơ thẩm, cụ thể sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án và tuyên án.
So với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự trước đây về thủ tục nghị án, thì Điều 264 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định khá đầy đủ và chi tiết về nguyên tắc, trình tự, căn cứ và nội dung nghị án.
– Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.
– Chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp chưa có quy định luật áp dụng của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
– Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
– Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.
– Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về giờ, ngày và địa điểm tuyên án. Trường hợp Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt vào ngày, giờ và địa điểm tuyên án thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật dân sự năm 2015.
5. Đặc trưng của xét xử phúc thẩm dân sự:
Theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về việc tòa án đã thụ lý vụ án. Quy định này tạo điều kiện cho đương sự biết được vụ án đã được thụ lý theo trình tự phúc thẩm và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm.
Bởi lẽ, theo quy định cũ thì Tòa án cấp phúc thẩm không phải thông báo thụ lý vụ án cho đương sự và Viện kiểm sát dẫn đến việc các đương sự nhất là đương sự kháng cáo không biết được vụ án của mình đã được thụ lý hay chưa, chỉ khi có giấy triệu tập của Tòa án cấp phúc thẩm thì đương sự mới biết; đối với một số vụ án mà chứng cứ đã đầy đủ, thể hiện rõ trong hồ sơ vụ án thì khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và giao cho đương sự thì đương sự mới biết vụ án được giải quyết tại cấp phúc thẩm, nhiều đương sự đã lấy lý do chưa chuẩn bị kịp tài liệu, chứng cứ và xin hoãn phiên tòa nhiều lần, gây khó khăn trong việc xét xử, giải quyết vụ án kịp thời.
Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nói chung và lao động nói riêng có những đặc điểm sau:
– Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong khi xét xử của tòa án cấp dưới mà còn kiểm tra tính đúng đắn, tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xác định rõ nội dung tranh chấp, sự việc liên quan, kiểm tra, xác minh chứng cứ có đầy đủ, chính xác không, thẩm tra xem pháp luật liên quan được áp dụng có đúng không?
– Tòa án cấp phúc thẩm không bị ràng buộc, hạn chế bởi những nội dung kháng cáo hoặc kháng nghị mà có thể kiểm tra những vấn đề khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị đối với tất cả các đương sự, kể cả những người không kháng cáo và không bị kháng nghị.
– Những người tham gia tố tụng có quyền, nghĩa vụ tương tự như ở tòa án cấp sơ thẩm. Để chứng minh cho yêu cầu của mình, người kháng cáo, kháng nghị có quyền xuất trình những tài liệu, chứng cứ mới chưa được xem xét tại tòa án cấp sơ thẩm.
Việc thu thập chứng cứ tại cấp phúc thẩm còn gặp nhiều vướng mắc. Phạm vi xét xử phúc thẩm chỉ xem xét các vấn đề có kháng cáo, kháng nghị và vấn đề liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào các chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã thu thập được để giải quyết vụ án mà không chú trọng đến việc xác minh, thu thập thêm chứng cứ; nhận thức như vậy là cứng nhắc. Tòa án cấp phúc thẩm khi tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ thường tiến hành theo hai cách:
Thứ nhất, trước khi mở phiên tòa Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện việc xác minh, thu thập chứng cứ (xác minh, thẩm định tại chỗ, lấy lời khai người làm chứng hoặc xác minh ý kiến của cơ quan chuyên môn…)
Thứ hai, tại phiên tòa, trên cơ sở trình bày, tranh luận tại phiên tòa nếu thấy cần thiết phải xác minh thu thập, chứng cứ thì hoãn phiên tòa để xác minh, thu thập chứng cứ.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.