Quyền giám sát của nhân dân là gì? Quản lý hành chính nhà nước là gì? Quyền giám sát của nhân dân về quản lý hành chính Nhà nước.
Xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ, quyền con người ngày càng được nâng cao. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng và nâng cao quyền công dân của mỗi cá nhân. Một trong những quyền mà mỗi chúng ta đang được hướng đó là quyền giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước. Đặc biệt là quyền giám sát của nhân dân về quản lý hành chính Nhà nước.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quyền giám sát của nhân dân là gì?
– Quyền giám sát của nhân dân được hiểu là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả từ trước đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh theo từ điển Luật học.
Công dân theo dõi quá trình, hoạt động làm việc của cơ quan Nhà nước ở từng địa phương nơi mình sinh sống. Đây là quyền cơ bản của mỗi công dân, nhằm đảm bảo tính khách quan, rõ ràng trong quá trình làm việc của cơ quan Nhà nước. Đồng thời, nó thể hiện một cách sâu sắc mối quan hệ ràng buộc giữa việc giám sát của nhân dân với công tác hoạt động của bộ máy Nhà nước.
– Công dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với nhà nước thông qua hoạt động tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Hoạt động đó thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, đóng góp ý kiến xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cơ quan nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp và pháp luật; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước
– Quyền giám sát của nhân dân mang ý nghĩa đặc biệt sâu sắc:
+ Thứ nhất, nó thể hiện một cách toàn diện nhất quyền công dân của mỗi cá nhân. Khoản 1 Điều 14
+ Thứ hai, nó tạo tiền đề cho “quyền công dân” được bắt rễ sâu vào từng khía cạnh của đời sống xã hội. Bởi bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là việc xác định các biện pháp pháp lý, các biện pháp tổ chức, cơ chế để bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân khi bị xâm phạm từ phía cơ quan công quyền, hay từ các chủ thể khác nhằm khôi phục các quyền đã bị xâm phạm. Các quyền con người, quyền công dân rất đa dạng, được bảo đảm, bảo vệ bằng cả hệ thống pháp luật: từ Luật Hiến pháp, Luật hình sự… đến Luật dân sự, luật đất đai,
+ Thứ ba, quyền giám sát của công dân là cơ sở để hình thành nên một nhà nước dân chủ, công bằng, văn minh. Cơ quan Nhà nước làm việc dưới sự giám sát của công dân, sẽ tạo nên sự minh bạch, khách quan trong quá trình hoạt động. Từ đó, chất lượng của công việc sẽ được tăng cao, tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển kinh tế, đời sống của đất nước Việt Nam.
2. Quyền giám sát của nhân dân về quản lý hành chính nhà nước:
2.1. Khái niệm quản lý hành chính Nhà nước là gì?
– Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng hành pháp (quản lý hành chính nhà nước). Nghiên cứu địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước nhằm xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.
– Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp.
2.2. Đặc điểm của quyền giám sát của nhân dân về quản lý hành chính Nhà nước:
– Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước trong bộ máy Nhà nước có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nói, hoạt động quản lý hành chính Nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, tác động trực tiếp và thường xuyên đến quyền, lợi ích của tổ chức và cá nhân ở mọi thành phần xã hội. Do vậy, hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc quản lý hành chính nhà nước mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh quản lý hành chính Nhà nước. Đây được xem là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm đảm bảo cơ chế giám sát thường xuyên và có hiệu quả từ hoạt động giám sát xã hội của các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp và nhân dân. Có thể nói, hoạt động giám sát xã hội đối với việc thực thi công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước có vai trò quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và cơ chế giám sát của xã hội và nhân dân đối với việc thực thi công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng
– Quyền giám sát của nhân dân về quản lý hành chính Nhà nước gồm những đặc điểm sau:
+ Hoạt động giám sát của nhân dân về quản lý hành chính nhà nước phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, lợi ích của Nhà nước, xã hội.
+ Hoạt động giám sát xã của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ghi nhận, chuyển tải quan điểm, chủ trương của Đảng về giám sát xã hội thành các quy định pháp luật; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hành vi tiêu cực khác trong cơ quan hành chính nhà nước; góp phần bảo đảm hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước.
+ Hoạt động giám sát của nhân về quản lý hành chính Nhà nước không bị ràng buộc bởi các quan hệ phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, không bị chi phối bởi các lợi ích kinh tế, nên hoạt động giám sát xã hội thể hiện tính khách quan, công khai trong việc xem xét, đánh giá đối tượng bị giám sát.
+ Các hoạt động giám sát xã về quản lý hành chính Nhà nước vừa bảo đảm tính chuyên nghiệp, vừa thể hiện tính xã hội – nghề nghiệp trong quá trình giám sát việc thực thi công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, bởi nó mang tính linh hoạt.
2.3. Ý nghĩa về quyền giám sát của nhân dân về quản lý hành chính Nhà nước:
Quyền giám sát của nhân dân về quản lý hành chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với từng cá thể tham gia giám sát, cũng như như phát triển chung của Nhà nước Việt Nam.
– Thứ nhất, nó thể hiện rõ nét quyền công dân của mỗi cá nhân trong việc làm chủ Nhà nước. Quyền giám sát góp phần quan trọng vào việc gắn kết bộ máy Nhà nước với từng bộ phận người dân. Nhân dân giám sát hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, chính là đang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Việc giám sát được thực thi tốt, quyền công dân sẽ ngày càng được nâng cao, vai trò của mỗi cá nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội ngày càng được đẩy mạnh.
– Thứ hai, quyền giám sát của nhân dân về quản lý hành chính Nhà nước giúp cho quá trình quản lý được diễn ra một cách khách quan, trung thực, rõ ràng. Quản lý hành chính Nhà nước dưới sự giám sát của người dân, giúp cơ quan chức năng của mình sẽ đẩy mạnh năng lực trách nhiệm của cá nhân, làm việc đúng thẩm quyền, hoàn thành nhiệm theo đúng quy định của Nhà nước và pháp luật.
Quản lý hành chính là hoạt động xuyên suốt, gắn liền với thực tế, đời sống của mỗi người dân. Do đó, nâng cao việc giám sát của nhân dân về quản lý hành chính Nhà nước sẽ góp phần to lớn vào việc hình thành một bộ máy Nhà nước vận hành chính quy, nghiêm túc, khách quan. Từ đó, quyền con người ngày càng được nâng cao. Lợi ích của mỗi cá nhân sẽ được bảo vệ một cách tối đa nhất. Giám sát quản lý hành chính Nhà nước là việc mỗi cá nhân nên làm, nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước, cũng như bảo vệ quyền lợi của chính mình.