Quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc của người sử dụng lao động có bị giới hạn gì không? Và khi đóng cửa tạm thời nơi làm việc phải đảm bải điều kiện gì?
Đây là quyền mới được bổ sung cho NSDLĐ kể từ khi BLLĐ năm 2012 ra đời và được BLLĐ năm 2019 kế thừa. Theo đó NSDLĐ có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc để tránh những thiệt hại không đáng có có thể xảy ra do NLĐ đình công bất hợp pháp. Thường thì đình công xảy ra khi có tranh chấp lao động tập thể về lợi ích nhưng cũng có những cuộc đình công xảy ra mà không xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Ở Việt Nam, đình công không đúng theo trình tự pháp luật, đình công tự phát mà không có sự lãnh đạo của tô chức Công đoàn diễn ra phổ biến.
Ở hầu hết các nước trên thế giới gọi đây là quyền “giải công” của NSDLĐ và được xem như là một biện pháp trả ngang đối với NLĐ, các quy định về “giải công” đã có từ rất sớm. Nhưng đối với pháp luật nước ta, quy định này của BLLĐ năm 2019 là hoàn toàn mới so với các văn bản luật cũ. Việc cho phép NSDLĐ được quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc trước và trong quá trình đình công đã giải quyết những yêu cầu đặt ra trong thực tiễn mà pháp luật trước đây chưa thể làm, bởi khi đình công diễn ra thì doanh nghiệp khó mà duy trì hoạt động sản xuất như bình thường do số đông NLĐ sẽ ngừng việc, đồng thời khi mâu thuẫn đã không thể dung hòa NLĐ sẽ có những hành động có thể gây tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp, mặc dù pháp luật đã có quy định cấm. Đây được xem như một sự tiến bộ của Luật, bắt kịp xu hướng chung của các nước trên thế giới.
Theo Điều 205 BLLĐ năm 2019, trước khi sử dụng quyền năng này NSDLĐ có trách nhiệm phải
Pháp luật quy định thời gian báo trước là ít nhất ba ngày, việc quy định như vậy khiến cho mục đích của quyền này khó thực hiện được, bởi lẽ một trong những mục đích của việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc là bảo vệ tài sản, phòng ngừa hành vi lợi dụng đình công để phá hoại tài sản của NSDLĐ. Trong khi đó, việc phá hoại tài sản của NSDLĐ là một hành vi bị pháp
Tương tự như việc quy định giới hạn quyền đình công thông qua việc cấm đình công, hoãn hoặc ngừng đình công, BLLĐ năm 2019 cũng quy định trường hợp cấm đóng cửa doanh nghiệp. Theo đó có hai thời điểm NSDLĐ không được đóng cửa tạm thời nơi làm việc đó là trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đinh công ghi trong quyết định đình công và sau khi NLĐ ngừng đình công [16, Điều 206]. Việc NSDLĐ thực hiện đóng cửa vào thời điểm trước 12 giờ so với thời điểm “dự kiến” đình công là quá “sớm”, có thể xâm phạm quyền làm việc của NLĐ. Còn trường hợp NLĐ đã ngừng đình công thì họ có quyền trở lại làm việc, lúc này lí do để áp dụng biện pháp đã không còn thì NSDLĐ không cần thiết phải đóng cửa doanh nghiệp.
Nhìn chung, pháp
Bản chất của việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc là biện pháp đáp trả ngang bằng của NSDLĐ đối với quyền đình công của tập thể lao động, do đó, các vấn đề liên quan đến quyền này cũng nên được quy định đầy đủ, chi tiết như đối với đình công, bao gồm những quy định về các trường hợp đóng cửa tạm thời nơi làm việc bị xem là bất hợp pháp; quyền của các bên trong và sau khi doanh nghiệp đóng cửa tạm thời nơi làm việc; hành vi bị cấm trong và sau khi đóng cửa tạm thời nơi làm việc quyết định hoãn, ngừng việc tạm thời đóng cửa nơi làm việc; …
Những nội dung được BLLĐ năm 2019 quy định còn sơ sài, việc chỉ nhắc tới thời điểm NSDLĐ không được đóng cửa tạm thời nơi làm việc theo Điều 206 sẽ không thể xác định được trường hợp nào đóng cửa tạm thời nơi làm việc được xem là hợp pháp và trường hợp nào là bất hợp pháp, đồng thời cũng không có quy định trao cho cơ quan nào có thẩm quyền xác định hành vi đóng cửa tạm thời nơi làm việc trái pháp luật. Nếu không có cơ quan nào có quyền quyết định tính hợp pháp của việc này thì sẽ khó có cơ sở để thanh toán trả tiền lương, phụ cấp, và các quyền lợi khác cho NLĐ khi việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc của NSDLĐ trái pháp luật. Do đó, để tháo gỡ những vướng mắc trên cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định để sao cho quyền và nghĩa vụ của hai bên tương xứng trong QHLĐ.