Quyền đi qua không gây hại là gì? Quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải theo Công ước Luật biển 1982?
Nước ta là một trong các nước có biến và không những thế nước ta còn có bờ biển rất dài nó trải dài từ bắc vào nam. Để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ trên biên nên Việt Nam đã tham gia Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ngày 25/7/1994 trong Công ước này có quy định về việc các nước có biển hay không có biên tham gia vào Công ước này thì đều phải tôn trong các quy định được ghi nhân trong đó và việc các nước tôn trọng quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải theo đúng quy định của Công ước.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng hiểu hết về quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải nói riêng và các quyền khác về biển trong Công ước luật biên nói chung này.
Cơ sở pháp lý:
– Công ước về Luật biển năm 1982.
1. Quyền đi qua không gây hại là gì?
Trên cơ sở quy định của Công ước luật biển năm 1982 thì các quốc gia khác có quyền đi ngang qua lãnh hải của quốc gia ven biển mà không vào nội thuỷ, không đậu lại tại các công trình cảng hay một vũng tàu ở bên ngoài nội thủy; đi vào hoặc rời khỏi nội thủy, đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hay một công trình cảng ở ngoài nội thuỷ được gọi một cách ngắn gọn là quyền đi qua lãnh hải. Chính vì thế mà khi các quốc gia tham gia vào công ước được phép đi qua này phải được tiến hành liên tục và nhanh chóng.
Song theo như quy định của Công ước thì đối với các tàu thuyền của các quốc gia khác trên thế gới hay còn được gọi là nước ngoài chỉ có thể dừng lại và thả neo khi gặp những sự cố thông thường về hàng hải mà không thể tiếp tục đi tiếp hoặc vì một trường hợp bất khả kháng, hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người hay tàu thuyền, phương tiện bay đang lâm nguy hiển hoặc mắc nạn ngoài ra thì không có quyền dừng lại tại lạnh hại của nước có biển mà tàu nước ngoài đang đi qua. Ngay lập tưc sau khi các sự cố và các trường hợp trên kết thúc, tàu thuyền nước ngoài phải tiếp tục hành trình liên tục và nhanh chóng
Trên cơ sở những điều đã nêu ở trên thì quyền đi qua lại không gây hại được sử dụng trong Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982 là một khái niệm quy định về việc cho phép tàu thuyền nước ngoài qua lại trong vùng lãnh hải của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có chủ quyền, với một số hạn chế nhất định về quyền của các tàu thuyền đó. Bên cạnh đó, theo điều 17 Công ước này thì tàu thuyền của mọi quốc gia tham gia vào côn ước, dù đó là quốc gia có biển hay không có biển thì tàu cửa tất cả các quốc gia đều có quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải của quốc gia khác. Song qua lại ở đây lại được nhắc đến theo như quy định tại Khoản 1 điều 19 Công ước này ghi rõ: “Qua lại được coi là không gây hại khi nó không gây thiệt hại cho hòa bình, trật tự hoặc an ninh của quốc gia ven biển. Việc qua lại như vậy sẽ được thực hiện phù hợp với Công ước này và với các quy định khác của luật quốc tế”.
Từ những quy định trên có thể hiểu rằng quyền đi qua không gây hại được xác định một cách đơn giản là khi việc đi qua đó không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Song theo quy định của Công ước Luật biển 1982 và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế thì việc đi qua không gây hại phải được thực hiện theo đúng với các các quy định này.
Bện cạnh quy định về quyền đi qua không gây hại theo quy định của Công ước Luật biển 1982 thì pháp luật Việt Nam cũng quy định về điều này và cụ thể được quy định tại Luật Biển Việt Nam quy định đi qua không gây hại trong lãnh hải tại Điều 23. Theo đó, việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển.
Đối với các hoạt động của tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải Việt Nam mà bị xem là tàu thuyền nước ngoài nà đã gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 23
2. Quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải theo Công ước Luật biển 1982:
Qua lại không gây hại phải được hiểu như là việc đi lại nhưng không gây tổn hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hay các lợi ích chính đáng của quốc gia ven biển. Do đó, khi thực hiện quyền qua lại không gây hại thì tàu thuyền nước ngoài phải tôn trọng các quy định hợp pháp trong luật của quốc gia ven biển. Song Công ước này cũng có quy định về quyền miễn trừ tài phán hình sự và tài phán dân sự đối với các tàu thuyền quân sự hay tàu thuyền khác của nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại thì theo như quy định được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự và tài phán dân sự, nhưng quốc gia mà tàu thuyền đó treo cờ phải chịu trách nhiệm trước các vi phạm do các tàu thuyền này gây ra trong lãnh hải của quốc gia ven biển.
Song điều trên được quy định tại Công ước 1982 là không quy định quyền tài phán hình sự của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài để có thể bắt giữ hay tiến hành dự thẩm sau một vụ việc vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu này trong quá trình nó đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển, nhưng quốc gia ven biển có quyền thực hiện quyền tài phán nếu hậu quả của vụ vi phạm đó có liên quan đến lợi ích của quốc gia ven biển, ví dụ như khi tàu thuyền quân sự hay tàu thuyền khác của nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại có hành vi phá hoại hòa bình; an ninh; trật tự của quốc gia ven biển, thuyền trưởng hoặc viên chức ngoại giao (lãnh sự) của quốc gia mà tàu này treo cờ yêu cầu hay khi các biện pháp này là cần thiết để chống lại tội phạm buôn lậu ma túy hay các chất kích thích bị cấm khác.
Tại Công ước Luật biển năm 1982 cũng dự tính quyền của quốc gia ven biển được áp dụng các biện pháp mà luật pháp quốc gia đó quy định để tiến hành bắt giữ, dự thẩm đối với tàu bè nước ngoài đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy của quốc gia ven biển đó nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Ngược lại, đối với vụ vi phạm hình sự diễn ra trước khi con tàu nước ngoài xuất phát từ cảng nước ngoài khác đi vào lãnh hải, nhưng không vào nội thủy thì quốc gia ven biển đó không có quyền can thiệp.
Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của Công ước Luật biển năm 1982 đã thực sự giải quyết được hết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải đối với những quốc gia đã tham gia vào công ước này. Song Công ước này đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc gia tham gia vào công ước này bảo vệ quyền lợi của mình và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định, cũng là căn cứ để xử lý việc vi phạm theo Công ước này một cách nhanh chóng và kịp thời.