Mỗi quốc gia đều ghi nhận quyền dân tộc cơ bản, là quyền không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Tuy nhiên về nội dung về quyền dân tộc thì rất ít người biết đến một cách cụ thể. Nội dung quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia là gì?
Mục lục bài viết
1. Quyền dân tộc cơ bản là gì?
Quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia là quyền không thể thiếu được đối với dân tộc. Pháp luật quốc tế hiện đại ghi nhận quyền tồn tại và phát triển của một dân tộc không bị lệ thuộc, bị áp bực hoặc bị đô hộ bởi thế lực bên ngoài, quyền sống trong độc lập, tự do, bình đẳng, tự mình quyết định chế độ chính trị của mình, quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ, chữ viết của dân tộc mình trong giao lưu xã hội, trong giáo dục, trong thực thi công quyền, quyền được bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.
Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), Hiệp định Pari ( 27/1/1973) và Hiến pháp mới nhất năm 2013.
Quyền dân tộc cơ bản tiếng anh là “National rights”
2. Quá trình đấu tranh của nhân dân Việt Nam để giành các quyền dân tộc cơ bản:
a) Quyền dân tộc trong Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và quá trình đấu tranh.
Trong hiệp định Sơ bộ chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do , có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương, thuộc khối Liên hiệp Pháp. Như vậy hiệp định này mới chỉ công nhận tính thống nhất (là 1 quốc gia tự do), nhưng vẫn chưa công nhận nền độc lập của Việt Nam, mà còn bị ràng buộc với nước Pháp. Tuy nhiên hiệp định trên không được Thực dân Pháp tôn trọng . Chúng lập ra Chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưa tách Nam Kì khỏi Việt Nam (phá vỡ sự thống nhất nước Việt Nam mà họ đã công nhận).
Mặt khác, chúng tiếp tục bám giữ lập trường thực dân, nuôi hi vọng giành thắng lợi bằng quân sự, xóa bỏ nền độc lập mà nhân dân ta đã giành được sau Cách mạng tháng 8. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã tiến hành 1 cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh, giành thắng lợi trong các chiến dịch
b) Quyền dân tộc trong Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) và quá trình đấu tranh.
Với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã buộc các nước phải công nhận các nước tham dự hội nghị phải cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
+ Nếu như Hiệp định Sơ bộ 1946 Pháp mới chỉ công nhận Việt Nam là 1 quốc gia tự do thì đến Hiệp định Giơnevơ 1954 lần đầu tiên một hiệp định quốc tế với sự tham gia của các nước lớn, phải công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam như: cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương và nhân dân Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, được tổ chức vào tháng 7/1956. Tuy nhiên ngay sau Hiệp định Giơnevơ, Mĩ liền thay thế Thực dân Pháp dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước đất nước ta.
+ Như vậy nước ta không được thống nhật bằng 1 cuộc tổng tuyển cử đúng theo nội dung của Hiệp định mà bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ trên cả nước chưa được hòan thành, quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam chưa được công nhận.
Vì vậy, nhân dân Việt Nam phải tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng, từ phong trào “Đồng khởi”, tiến lên làm chiến tranh cách mạng, làm nhân dân Việt Nam phải tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng, tiến lên làm thất bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa” chiến tranh ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc đặc biệt là trận Điên Biên Phủ trên không 12 ngày đêm ở trên bầu trời Hà Nôi đã buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
c) Quyền dân tộc trong Hiệp định Pari (27/1/1973) và quá trình đấu tranh
Hiệp đinh Pari năm 1973 đã buộc Hoa kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam buộc Hoa Kì phải thực hiện ngừng băn và rút hết quân củng mình và quân đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam đồng thời cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam và nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ, thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. So với hiệp định Giơnevơ năm 1954 thì Hiệp định Pari 1973 lại là 1 bước tiến mới trong việc giành quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Nếu như ở Hiệp định Giơnevơ chúng ta phải thực hiện cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước trong thời gian quá dài (2 năm) vầ phải chịu sự can thiệp, dám sát của 1 tổ chức bên ngoài thì ở Hiệp định Pari nhân dân Việt Nam sẽ tự quyết định hòan toàn tương lai chính tri của mình mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta. Ta đã cơ bản hòan thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”, làm so sánh lực lượng trên chiến trường thay đổi có lợi để tiếp tục tiến lên “đánh cho Ngụỵ nhào”, giải phóng miền Nam. Mặc dù cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và rút quân viễn chinh về nước, nhưng Mĩ chưa từ bỏ chính sách thực dân mới ở miền Nam, Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn. Dựa vào viện trợ của Mĩ chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp đinh Pari chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành các chiến dịch tràn ngập lãnh thổ, liên tiếp mở các cuộc hành quân “lấn chiếm” vùng giải phóng của ta, tiếp tục thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của chúng. Trước tình hình đó nhân dân Việt Nam đã phải đứng lên đấu tranh chống địch phá hoại Hiệp định Pari, tạo thế, tạo lực từ đó mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hòan toàn miền Nam, làm phá sản hòan toàn chiến lược Việt Nam hóa chiens tranh của đế quốc Mĩ, hòan thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.
Như vậy: Qua 30 năm chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới (1945 – 1975), giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hòan toàn, nhân dân ta đã giành được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được thực hiện trọn vẹn.
3. Nội dung và ý nghĩa quyền dân tộc cơ bản:
Tôn trọng quyền của các dân tộc được tự do lựa chọn con đường và hình thức phát triển là một trong những cơ sở quan trọng để thiết lập các quan hệ quốc tế. Quyền này được thể hiện một cách tập trung nhất trong nguyên tắc dân tộc tự quyết, dựa trên nền tảng chủ quyền dân tộc. Theo đó, quyền dân tộc tự quyết được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như: Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa năm 1960; Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc của Liên hợp quốc.
Khoản 2 Điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận “phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết”. Như vậy, khái niệm “dân tộc tự quyết” được nhắc đến trong Hiến chương Liên hợp quốc không phải là quyền đòi ly khai hay đòi độc lập của một hay nhiều nhóm sắc tộc, dân tộc thiểu số vốn đã là những thành phần trong một quốc gia – dân tộc thống nhất. Quyền dân tộc tự quyết ở đây chỉ thuộc về nhân dân theo nghĩa là tất cả dân cư thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định – chủ thể luật quốc tế.
Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã khẳng định “việc thiết lập một nhà nước độc lập có chủ quyền hay tự do gia nhập vào nhà nước độc lập khác hoặc liên kết với quốc gia đó cũng như việc thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào do nhân dân tự do quyết định là các hình thức thể hiện quyền dân tộc tự quyết”. Nguyên tắc dân tộc tự quyết bao hàm các nội dung sau:
– Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện;
– Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế xã hội;
– Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài;
– Quyền các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu tranh vũ trang để giành độc lập và nhận sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự;
– Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống, lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện địa lý.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế, quyền dân tộc tự quyết được hiểu theo nghĩa là việc một dân tộc hòan toàn tự do trong việc tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước. Như vậy, quyền dân tộc tự quyết là một trong những nội dung quan trọng của quyền dân tộc cơ bản trong điều kiện quan hệ quốc tế hiện nay. Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết trở thành nguyên tắc pháp lý quốc tế, được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc và nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác. Tất cả các quyền nêu trên của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và các quốc gia khác tôn trọng. Như vậy, quyền dân tộc được hiểu là việc một quốc gia, dân tộc hòan toàn tự do trong việc tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Hiến chương Liên hợp quốc;
– Luật Hiến pháp năm 2013;