Quyền của chủ sở hữu tài sản khi ủy quyền cho cá nhân khác. Lấy lại quyền định đoạt khi uy quyền cho người khác định đoạt cổ phần phổ thông được không?
Quyền của chủ sở hữu tài sản khi ủy quyền cho cá nhân khác. Lấy lại quyền định đoạt khi uy quyền cho người khác định đoạt cổ phần phổ thông được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sư Tôi hiện sở hữu cổ phần phổ thông tại 1 công ty. Số cổ phần này tôi đã ủy quyền cho người khác định đoạt từ năm 2016 đến hết năm 2018 (Có
Luật sư tư vấn:
Câu hỏi được biên tập và trả lời bởi phòng tư vấn pháp luật trực tuyến (lĩnh vực pháp
1. Căn cứ pháp lý:
– Điều 194, Điều 562, Điều 569 Bộ luật dân sự năm 2015
2. Nội dung tư vấn:
Quyền của cổ đông phổ thông Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Vì vậy, nếu bạn không phải là cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bạn có quyền ủy quyền cho người khác định đoạt cổ phần của mình.
Theo như bạn trình bày thì bạn ủy quyền cho người khác định đoạt cổ phần, hợp đồng ủy quyền được lập thành văn bản có chữ ký của 2 bên, thời hạn ủy quyền là 2 năm. Theo quy định của pháp luật dân sự thì hợp đồng ủy quyền này có giá trị pháp lý. Theo đó, người đó có quyền định đoạt cổ phân mà bạn sở hữu trong thời hạn ủy quyền.
Tuy nhiên, bạn vẫn đang là chủ sở hữu của số cổ phần đó. Theo Điều 194 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về hủy hợp đồng ủy quyền: 1900.6568
Hơn nữa, Điều 569 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì người ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo 2 trường hợp:
+ Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại;
+ Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Như vậy, quyền định đoạt tài sản là quyền cơ bản của chủ sở hữu tài sản mà không bị hạn chế bởi người thứ ba, bạn có quyền định đoạt số tài sản đó ngay cả khi đang ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản. Tuy nhiên, bạn nên báo trước với bên nhận được ủy quyền một thời gian hợp lý, nếu việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của bạn gây thiệt hại cho người được nhận ủy quyền thì phải bồi thường thiệt hại.