Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân gồm những gì? Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Chủ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy quyền của chủ các doanh nghiệp tư nhân được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề trên.
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì?
Chủ doanh nghiệp tư nhân là chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân. Là một cá nhân làm chủ và tự làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân.
2. Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?
Theo quy định tại
Chủ doanh nghiệp tư nhân có các quyền sau đối với doanh nghiệp:
Thứ nhất, Quyền quản lý doanh nghiệp theo Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm giám đốc, người này sẽ thực hiện điều hành quản lý công việc kinh doanh hằng ngày thay cho chủ doanh nghiệp tư nhân theo các công việc quy định trong
Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Pháp luật doanh nghiệp quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Thứ hai, quyền cho thuê doanh nghiệp theo Điều 191 Luật doanh nghiệp 2020:
“Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tự nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.”
Với tư cách là một tài sản của mình, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê doanh nghiệp như thuê các tài sản khác. Nhưng vì doanh nghiệp tư nhân là một chủ thể kinh doanh, có nhiều mối quan hệ với chủ nợ, bạn hàng, với các chủ thể có liên quan khác nên về thủ tục, chủ doanh nghiệp tư nhân phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp.
Thứ ba, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp theo uy định tại Điều 192 Luật doanh nghiệp 2020:
”
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
- Sau khí bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
- Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.”
Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ chủ sở hữu doanh nghiệp; tên, địa chỉ người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết.
Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khi mà doanh nghiệp chưa thực hiện, những nghĩa vụ phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ có thỏa thuận khác.
Đối với người mua doanh nghiệp, sau khi hoàn tất thủ tục mua bán doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua chưa được quyền kinh doanh ngay mà còn phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020. Ngoài ra thủ này được quy định đơn giản, cụ thể hơn ở Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết, mất tích:
Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán, tặng cho doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích thì người mưa, người được tặng cho, người được thừa kế phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán, tặng cho doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người mua, người được tặng cho, người thừa kế phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người bán, người tặng cho và người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân; chữ ký của người thừa kế đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết;
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân, người thừa kế;
c) Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân; hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho doanh nghiệp tư nhân; bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Luật sư
Thứ tư, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên về thủ tục, chủ doanh nghiệp tư nhân phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc thông báo này không chỉ giúp cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp được miễn, giảm thuế trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã đăng ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Thứ năm, chủ doanh nghiệp tư nhân tự quyết định tăng giảm vốn điều lệ trong doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Khi tăng vốn điều lệ, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải tự bỏ thêm vốn đầu tư.