Mỗi một cá nhân sinh ra thì quyền con người của họ luôn được pháp luật bảo vệ. Bên cạnh các quyền về kinh tế, chính trị thì quyền nhân thân của con người luôn được pháp luật đề cao. Khái niệm và giới hạn quyền của cá nhân đối với hình ảnh là gì?
Mục lục bài viết
1. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là gì?
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với giá trị tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho chủ thể thể khác.
Hình ảnh có thể hiểu đó chính là sự sao chép, tái hiện lại các đối tượng tồn tại khách quan trong thực tiễn mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt, được nhận thức bằng tư duy của con người hoặc bằng cách sao chụp nguyên mẫu. Hình ảnh của cá nhân chính là sự sao chép, tái hiện lại hình dáng, ngoại hình, đặc điểm bề ngoài,… của một cá nhân cụ thể bằng một cách thức nhất định mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt. Hình ảnh của cá nhân có thể tồn tại dưới hình thức là các tác phẩm như ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh họa chép; ảnh do quay phim, ghi hình,…..
Về khái niệm quyền nhân dân đối với hình ảnh hay còn gọi là quyền của cá nhân đối với hình ảnh chưa có một khái niệm cụ thể. Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền do Nhà nước quy định. Mọi người đều có quyền này kể từ khi họ được sinh ra, không phân biệt giới tính, tôn giáo, thành phần giai cấp, địa vị xã hội,… Quyền của cá nhân đối với hình ảnh có thể hiểu đó chính là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân được pháp luật quy định và bảo vệ, liên quan đến việc sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh của chính cá nhân đó.
Từ đó, có thể thấy các đặc điểm của quyền nhân thân đối với hình ảnh:
– Thứ nhất, đây là quyền nhân thân không gắn với tài sản. Về bản chất, đất là quyền phi tài sản, không biểu hiện bằng vật chất, không được xác định bằng tiền và mang giá trị tinh thần. Quyền nhân thân đối với hình ảnh được pháp luật công nhận vô điều kiện đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm, không phụ thuộc vào bất kì hoàn cảnh kinh tế, địa vị xã hội hay mức độ tài sản của các cá nhân.
– Thứ hai, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân thuộc về cá nhân, mang tính chất cá nhân và luôn gắn với một cá nhân xác định. Quyền này thuộc về các cá nhân từ khi họ sinh ra và không thể bị trưng mua hay chuyển giao cho người khác.
– Thứ ba, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá thể hóa cá nhân trong xã hội. Quyền cá thể hóa cá nhân trong xã hội là quyền nhân thân của cá nhân, trong đó, ghi nhận những đặc điểm riêng biệt của cá nhân như tên gọi, hình ảnh và các yếu tố lý lịch để phân biệt cá nhân này với các cá nhân, chủ thể khác trong xã hội. Mỗi người có một tên gọi, hình ảnh và các yếu tố lý lịch khác nhau như dân tộc, giới tính, quốc tịch, thông tin về khai sinh, khai tử,….nên quyền cá biệt hóa chủ thể được xem là các công cụ cá biệt hóa khác nhau ở mỗi chủ thể. Quyền nhân thân đối với hình ảnh thuộc nhóm quyền tuyệt đối, biểu hiện bằng việc quyền này được bảo vệ một cách tuyệt đối trước sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác và được bảo vệ theo yêu cầu của chủ thể quyền.
– Thứ tư, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền được bảo hộ vô thời hạn. Pháp luật dân sự xác định quyên nhân thân đối với hình ảnh là quyền có mối quan hệ mật thiết với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, đây là quyền gắn liền đối với cá nhân suốt cuộc đời. Khi cá nhân chết, quyền đối với hình ảnh của cá nhân vẫn được bảo vệ, lúc này, quyền của cá nhân đối với hình ảnh sẽ do cha, mẹ, vợ chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của họ bảo vệ.
– Thứ năm, hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh là hành vi tác động vào vật phẩm liên quan đến quyền. Vật phẩm liên quan đến quyền nhân thân đối với hình ảnh chính là hình ảnh của cá nhân đó. Hành vi xâm phạm có thể là hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân khi chưa có sự đồng ý của cá nhân đó hoặc hành vi sử dụng hình ảnh xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân có hình ảnh.
2. Nội dung quyền của cá nhân đối với hình ảnh:
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định tại
“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu
Từ quy định này, có thể thấy nội dung quyền nhân thân đối với hình ảnh bao gồm: quyền được định đoạt đối với hình ảnh của mình; quyền cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình và quyền được bảo vệ khi có hành vi xâm phạm.
Về quyền được định đoạt đối với hình ảnh của mình. Hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân, nó ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội của cá nhân. Cá nhân có quyền định đoạt đối với hình ảnh của mình mà không ai được ngăn cản hay xâm phạm. Cá nhân có quyền quyết định đối với hình ảnh, vẻ về ngoài của mình, có quyền quyết định đối với việc công khai, phát tán, đưa hình ảnh của mình ra xã hội hoặc quyền quyết định mục đích sử dụng, khai thác hình ảnh,… Chỉ các cá nhân có quyền quyết định về hình ảnh của họ. Cá nhân có quyền ghi lại, công khai, phát tán hình ảnh của mình bất cứ lúc nào. Hình ảnh sau khi tạo dựng, có thể được sử dụng làm kỷ kiệm, để chia sẻ, để đăng lên các website, ….; phát tán nhằm quảng bá, tăng giá trị bản thân, hoặc sử dụng vào mục đích thương mại,….
Về quyền cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình. Cá nhân có quyền kiểm soát đối với hình ảnh của mình bằng việc đồng ý hoặc không đồng ý để người khác sử dụng hình ảnh của mình. Thông qua việc đồng ý, cá nhân đã thực hiện quyền cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình. Về mặt nguyên tắc, khi sử dụng hình ảnh của một cá nhân thì phải có sự đồng ý của người đó. Ngay cả khi việc sử dụng hình ảnh này có lợi cho người có hình ảnh thì thủ tục xin phép và phải có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc những người liên quan vẫn là bắt buộc. Muốn sử dụng hình ảnh cá nhân, đặc biệt nhằm phục vụ mục đích khai thác kinh doanh, thì người sử dụng đều phải hỏi ý kiến người đó. Cá nhân có quyền cho phép hay không cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu chưa được sự cho phép của người trong ảnh mà đã sử dụng, nghĩa là hành vi đó đã vi phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật có giới hạn quyền này trong trường hợp việc thực thi quyền đối với hình ảnh có xung đột với lợi ích chung của Nhà nước, của cộng động, của bên thứ ba hoặc trong một số trường hợp luật định. Mà các trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 32
Tuy nhiên, đối với việc sử dụng hình ảnh của người bị tuyên bố mất tích hoặc người đã chết thì trong mọi trường hợp (kể cả tại điểm a, b khoản 2 Điều 32 BLDS năm 2015) đều bắt buộc phải có sự đồng ý của vợ, chồng, con thành niên hoặc cha, mẹ người đó.
Về quyền được bảo vệ khi có hành vi xâm phạm. Việc bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh khi có hành vi xâm phạm trước hết đó chính là quyền tự bảo vệ của chính các cá nhân đó. Các cá nhân có quyền đòi hỏi người khác không được xâm hại quyền của mình. Các cá nhân có quyền bị xâm phạm thực hiện các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ mình. Các hình thức đó có thể như tự mình cải chính, yêu cầu người vi phạm phải công nhận quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu người vi phạm xin lỗi, cải chính công khai hoặc bồi thường thiệt hại,…
Sau khi thực hiện biện pháp tự mình bảo vệ mà không mang lại hiệu quả, pháp luật cho phép cá nhân có quyền bị xâm phạm thực hiện quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính để xử lý hành vi vi phạm hoặc áp dụng biện pháp dân sự để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Quyền này được quy định tại Khoản 3 Điều 32 Bộ luật dân sự nêu trên.
3. Giới hạn quyền nhân thân đối với hình ảnh:
Về giới hạn thực thi quyền nhân thân đối với hình ảnh, đây là một giới hạn chung nhất đối với việc thực thi các quyền nhân thân nói chung đã được quy định rõ tại Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015, đó là không ai được quyền lạm dụng quyền nhân thân của mình để xâm phạm tới lợi ích nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác. Tuy nhiên điều này không còn được thể hiện trong
Như vậy, một đặc trưng của quyền nhân thân nói chung và quyền nhân thân đối với hình ảnh nói riêng đó là pháp luật quy định giới hạn cho việc thực thi quyền mà chỉ đặt ra ranh giới hành vi của người thứ ba đối với quyền nhân thân của cá nhân. Ranh giới hành vi này chính là việc sử dụng hay không sử dụng hình ảnh cá nhân khi chưa có sự đồng ý của cá nhân đó. Như việc quy định tại Khoản 2 Điều 32, thì nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc trong trường hợp pháp luật có quy định, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân không bắt buộc phải được người đó hoặc người đại diện của họ đồng ý.