Một số quyền cơ bản của trẻ em - Những điều cần biết. Tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về mức độ, số lượng vụ việc. Quyền của trẻ em được quy định như thế nào?
Hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về mức độ, số lượng vụ việc, nhất là bóc lột sức lao động của trẻ em, các vụ hiếp dâm, dâm ô trẻ em, bạo hành gia đình, bạo lực học đường… Những vụ việc xâm hại trẻ em liên tiếp được công khai làm rúng động dư luận và cảnh báo “đỏ” về sự an toàn của những đứa trẻ và sự xuống cấp về đạo đức, ý thức pháp luật của những người trưởng thành.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trước hết phải kể đến nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ; nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho trẻ em chưa được quan tâm đấu tranh loại bỏ như đánh con là việc “bình thường”.
Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì họ không muốn có sự ”rắc rối ”liên quan đến họ. Nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức, đa phần những trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ty hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác. Như vậy trong Luật hôn nhân gia đình 2014, Hiến pháp 2013,
Mục lục bài viết
- 1 Thứ nhất, trẻ em có quyền sống
- 2 Thứ hai, quyền được khai sinh và có quốc tịch
- 3 Thứ ba, quyền được chăm sóc nuôi dưỡng
- 4 Thứ tư, quyền chung sống với cha mẹ
- 5 Thứ năm, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
- 6 Thứ bảy, quyền được học tập Trẻ em có quyền được học tập
- 7 Thứ tám, quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
- 8 Thứ chín, quyền giáo dục và phát triển năng khiếu
- 9 Thứ mười, quyền tài sản
Thứ nhất, trẻ em có quyền sống
Tất cả mọi trẻ em khi sinh ra không phân biệt con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi khi sinh ra đều có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.
Thứ hai, quyền được khai sinh và có quốc tịch
Khai sinh là một trong những sự kiện hộ tịch khi có một người sinh ra để khai ngày tháng năm cho đứa trẻ sinh ra đều có quyền khai sinh không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ.
Có thể hiểu quốc tịch cũng là một trong những sự kiện pháp lý về hộ tịch của cá nhân, nó cũng là mối quan hệ pháp lý giữa một quốc gia có chủ quyền độclập với một cá nhân và người đó khi có quốc tịch của quốc gia đó thì là công dân của gốc gia đó.
Tất cả các trẻ em khi sinh ra thì ai cũng đều có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, quyền được chăm sóc nuôi dưỡng
Có thể hiểu rằng việc nuôi dưỡng trẻ em có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là việc trẻ em sẽ được những người thân của mình chăm sóc, ân cần, chu đáo, chăm nom, chăm chút, tỉ mỉ cả về tinh thần và thể chất dành cho các trẻ em tình cảm yêu thương, che chở. Việc nuôi dưỡng trẻ em còn là việc giáo dục và hình thành nhân cách, tư tưởng và đạo đức của một đứa trẻ rất quan trọng và là yếu tố tiên quyết, nền tảng cho sự phát triển toàn diện nhằm cho trẻ em đươc hưởng những điều kiện cả về vật chất và tinh thần tốt nhất, cần thiết nhất trong sự săn sóc ân cần chu đáo để trẻ em có thể lớn lên phát triển bình thường và phát triển một cách toàn diện.
. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em; dành Điều kiện tốt nhất theo khả năng cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi; thường xuyên liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm để được hướng dẫn, trợ giúp trong quá trình thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.
Theo quy định của pháp luật đối với trẻ em thì cha mẹ của trẻ em hoặc người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng độ tuổi theo sự phát triển bình thường của pháp luật.
+ Theo quy định của pháp luật thì để nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em thì các bậc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh cho trẻ em.
+ Để đảm bảo cho trẻ em tốt nhất là phụ nữ mang thai có trách nhiệm tiếp cận dịch vụ y tế để được tư vấn sàng lọc, phòng ngừa các bệnh tật bẩm sinh cho trẻ em để nhằm cho trẻ em được sinh ra được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất .
Ngoài vấn đề chăm lo cho trẻ em về mặt thể chất thì các cha, mẹ, người giám hộ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; trau dồi kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em góp phần tạo ra những thế hệ tương lai trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước một cách vững mạnh nhất
Thứ tư, quyền chung sống với cha mẹ
Trẻ em có quyền chung sống với cha mẹ , không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly với cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em.
Thứ năm, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự và cũng tại khoản 1 điều 37 của Hiến pháp 2013 cũng quy địnhnhư sau “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.
Thứ năm quyền được chăm sóc sức khỏe : Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
>>> Luật sư
Thứ bảy, quyền được học tập Trẻ em có quyền được học tập
Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.
Thứ tám, quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
Trẻ em không phân biệt giới tính, dân tộc, vùng miền, độ tuổi, ai cũng có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi mà không bị phân biệt đối xử, mọi trẻ em đều bình đẳng trước pháp luật
Thứ chín, quyền giáo dục và phát triển năng khiếu
Không một ai, một chế độ nào có thể ngăn cản trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Mọi trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh để phát triển tài năng cống hiến cho đất nước.
Thứ mười, quyền tài sản
Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em và đảm bảo quyền dân sự của trẻ em về tài sản
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Trẻ em có quyền được lựa chọn không phân biệt vùng miền, dân tộc, giới tính đượctự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Quyền bí mật đời sống riêng tư
Không phải mỗi người trưởng thành là có quyền bí mật về đời sống riêng tư mà trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ em
Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
Theo quy định của pháp luật thì những trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục. Mọi hành vi xâm phạm đến trẻ em đều bị trừng trị theo quy định của pháp luật.
Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
Tất cả trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc nặng nhọc độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
Tất cả trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị đánh đập bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em cả về vật chất lẫn tinh thần.
Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
Tất cả các trẻ em có quyền được nhà nước bảo vệ các quy định của pháp luật dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy và gia đình, nhà trường và xã hội cùng chung tay bảo vệ trẻ em.
Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
Nhà nước có các chính sách pháp luật để trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác theo quy định của pháp luật.
Quyền của trẻ em khuyết tật
Hiện nay, thì nhà nước cũng đưa ra các chính sách, chế độ nhằm tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
Do đó, nhà nước cũng đưa ra các chính sách nhằm bảo vệ các quyền trẻ em để tạo điều kiện tốt nhất cho thế hệ của tương lai đất nước, góp phần vào sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế.