Chiếm hữu là việc nắm giữ tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Một hành vi chiếm hữu theo quy định của luật được xác định là có ngay tình hay không? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu quyền chiếm hữu là gì? Phân loại quyền chiếm hữu tài sản?
Mục lục bài viết
1. Quyền chiếm hữu tài sản là gì?
Theo hệ thống pháp luật các nước Civil Law thì quyền chiếm hữu là một quan hệ thực tế của quyền sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm ba quyền: quyền sử dụng (usus), quyền thu lợi (fructus) và quyền định đoạt (abusus). Chủ sở hữu thông qua quyền chiếm hữu để thực hiện quyền sử dụng, thu lợi và định đoạt tài sản của mình.
Bộ luật Dân sự Đức quy định:“ Chiếm hữu một vật được đắc thủ bởi việc nắm giữ quyền kiểm soát thực tế đối với vật). Quyền chiếm hữu là một quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình.”
Theo Bộ Luật Dân sự của Quebec ( Canada): “Chiếm hữu là việc thực hiện trong thực tế bởi bản thân một người hoặc bởi người khác đã và đang nắm giữ một tài sản, một vật quyền, với ý chí hành động như người nắm giữ quyền đó, chiếm giữ ổn định, liên tục, công khai.”
Theo quy định của pháp luật Việt Nam cụ thể trong
2. Phân loại về chiếm hữu tài sản quy định tại Bộ Luật Dân sự:
Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 Điều 179 quy định, “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”. Có thể thấy chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản người được chủ sở hữu ủy quyền, người có quyền chiếm hữu tài sản trên cơ sở một giao dịch dân sự hợp pháp, người được Nhà nước giao quyền chiếm hữu không theo thông qua quyết định có hiệu lực hoặc qua một bản án có hiệu lực pháp luật, người chiếm hữu không theo ý chí của chủ sở hữu.
Căn cứ dựa trên những quy định của pháp luật thì chiếm hữu được phân loại gồm:
2.1. Chiếm hữu ngay tình:
– Đối với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản là không có căn cứ pháp luật (yếu tố khách quan): không buộc chủ thể nhận thức được việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật, trong trường hợp này, dù không đòi hỏi điều kiện phải biết về tình trạng chiếm hữu của tài sản nhưng người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình này có thể có sự nghi ngờ, chưa thực sự chắc chắn vào việc chiếm hữu của mình là hợp pháp hay không hợp pháp.
2.2. Chiếm hữu không ngay tình:
Căn cứ vào điều 181 Bộ Luật Dân sự 2015″ Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
Ngược lại với chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu không ngay tình là trường hợp đòi hỏi người chiếm hữu phải nhận thức được mình không có quyền đối với tài sản, việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. Biết và buộc phải biết mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu của người chiếm hữu là cơ sở pháp lý để pháp luật buộc họ phải chấm dứt việc chiếm hữu thực tế đối với tài sản, hoàn trả lại tài sản cho chủ thể có quyền đối với tài sản, bồi thường thiệt hại nếu có do hành vi chiếm hữu bất hợp pháp gây ra theo Điều 579.
Nghĩa vụ hoàn trả “1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này.”2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này. Và khoản 1 Điều 581 nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức ‘Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.”
2.3. Chiếm hữu liên tục:
2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.
Chiếm hữu liên tục được ghi nhận tại quy định trên được hiểu là việc chiếm hữu về mặt thực tế và về mặt pháp lý của một chủ thể đối với tài sản. Chiếm hữu về mặt thực tế là việc chủ sở hữu, hoặc người có quyền chiếm hữu tự mình nắm giữ tài sản. Khi chủ sở hữu trao quyền chiếm hữu tài sản của mình cho một chủ thể khác, thì chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu về mặt pháp lý đối với tài sản, còn chủ thể được chủ sở hữu trao quyền chiếm hữu thì có quyền chiếm hữu thực tế đối với tài sản. Đây là trường hợp chủ sở hữu trao quyền chiếm hữu thực tế một cách tự nguyện.Tính liên tục của chiếm hữu được ghi nhận bao gồm hai điều kiện: việc chiếm hữu diễn ra trong một khoảng thời gian xác định và điều kiện thứ hai là không có tranh chấp về quyền đối với tài sản hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật tại
2.4. Chiếm hữu công khai:
Pháp luật về dân sự quy định tại Điều 183 Bộ Luật Dân sự 2015 Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. 2. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.” Chiếm hữu công khai được thể hiện chính là ở việc người chiếm hữu thực hiện các tác động vật chất đối với tài sản một cách minh bạch, không giấu giếm. Người chiếm hữu có thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách rõ ràng, không che giấu vì một ý đồ gì.
Cần phân biệt việc chiếm hữu giấu giếm với trường hợp chiếm hữu với loại tài sản đặc thù không thể hiện ra bên ngoài, ví dụ: mua vàng để cất giữ trong két sắt, dù không thể hiện ra bên ngoài cho các chủ thể khác biết về việc để dành tài sản là vàng này nhưng người chiếm hữu này không hướng đến việc giấu giếm nhằm một ý đồ gì. Ngoài ra, chiếm hữu công khai còn thể hiện qua việc chủ thể chiếm hữu có đầy đủ căn cứ chứng minh tình trạng chiếm hữu của mình đối với tài sản, thể hiện tính minh bạch trong việc chiếm hữu tài sản.
Như vậy, việc ghi nhận quy định “chiếm hữu” cụ thể là quyền chiếm hữu có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội: người đang thực tế chiếm hữu sẽ được suy đoán là chiếm hữu ngay tình và được bảo vệ trước sự xâm phạm của các chủ thể khác. Nếu các chủ thể khác muốn bác bỏ việc chiếm hữu của một chủ thể là không ngay tình thì phải chứng minh.
Với ghi nhận này, xác định được việc chiếm hữu là có hợp pháp hay không, một hành vi chiếm hữu là có ngay tình hay không, từ đó áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đảm bảo công bằng xã hội. Chế định chiếm hữu là cơ sở pháp lý để những người thực thi pháp luật xử lý những tranh chấp về quyền sở hữu nói chung, quyền chiếm hữu nói riêng. Không những thế, nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định một hành vi là có cấu thành một tội phạm xâm phạm quyền sở hữu hay không và có ý nghĩa trong việc xác định tội phạm ở từng giai đoạn.