Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được quy định như thế nào? là sao để đảm bảo quan hệ vợ chồng bình đẳng?
Hiện nay, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được BLDS và Luật HNGĐ 2014 điều chỉnh, cụ thể, tại Điều 40 BLDS 2005 quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững”, Điều 19 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Điều này thể hiện sự bình đẳng của vợ chồng khi cùng nhau bàn bạc, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và về tài sản của vợ chồng và của mỗi thành viên trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của gia đình.
– Quyền bình đẳng của vợ chồng được thể hiện qua quyền lựa chọn nơi cư trú (Điều 20 Luật HNGĐ 2014)
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng không bị ràng buộc theo phong tục tập quán, địa giới hành chính, vợ chồng lựa chọn nơi cư trú hoàn toàn dựa và hoàn cảnh thực tế, tính chất hoạt động nghề nghiệp, khả năng tài chính… Ngoài ra, trong trường hợp vợ chồng vì lí do công việc mà không thể cùng lựa chọn một nơi cư trú thì họ hoàn toàn có thể tự lựa chọn nơi cư trú riêng mà không ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ với nhau và với gia đình. Điều này được thể hiện:
– Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc nuôi dạy con:
Điều 2 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội”, do vậy, vợ chồng đều bình đẳng với nhau trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con… tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường lành mạnh, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, quan tâm, chăm lo cho sự phát triển của con về cả thể chất lẫn tinh thần… Đồng thời, vợ chồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi họ không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, giáo dục con.
– Nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình: Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật HNGĐ 2014 thì nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số là nghĩa vụ chung của vợ chồng, vợ chồng phải cùng nhau tạo điều kiện cho nhau thực hiện tốt nghĩa vụ này.
– Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội: Dựa trên nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt theo Luật HNGĐ 2014 và nguyên tắc nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, gia đình và xã hội; việc vợ chồng được tự lựa chọn nghề nghiệp riêng cho bản thân là hoàn toàn chính đáng, nhằm xóa bỏ quan hệ bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại hiện nay, đồng thời việc học tập nâng cao trình độ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân, do vậy vợ chồng cần có sự bình đẳng và không có sự ngăn cản nhau trong việc thực hiện quyền này.
– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Quyền này được quy định tại Điều 22 Luật HNGĐ 2014: “Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Đây là môt quy định nhằm xóa bỏ hiện tượng khi kết hôn một bên vợ hoặc chồng ngăn cản sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo của bên kia làm ảnh hưởng không chỉ quyền của công dân được pháp luật quy định mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Đại diện cho nhau giữa vợ chồng: Dựa trên cơ sở quyền đại diện trong BLDS 2005, tại Điều 24 Luật HNGĐ 2014 quy định: vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được
– Quyền yêu cầu ly hôn: quyền yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật là quyền nhân thân gắn liền vợ chồng, chỉ có vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn và cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn là
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quyền bình đẳng giữa cha và mẹ trong việc thực hiện quyền cha mẹ đối với con
– Chồng đánh vợ có bị xử phạt không?
– Xử phạt hành vi chồng đánh vợ gây thương tích
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại