Quyền bắt giữ người gây rối cản trở phiên tòa. Quy định mới về các biện pháp thực hiện bảo vệ phiên tòa.
Quyền bắt giữ người gây rối cản trở phiên tòa. Quy định mới về các biện pháp thực hiện bảo vệ phiên tòa.
Ngày 10 tháng 3 năm 2016, Bộ Công an ban hành Thông tư 13/2016/TT-BCA quy định thực hiện bảo vệ phiên tòa của lực lượng công an nhân dân. Thông tư 13/2016/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 24/4/2016, thay thế các quy định về bảo vệ phiên tòa tại Quy trình bảo vệ phiên tòa, áp giải bị cáo, dẫn giải người làm chứng ra tòa ban hành kèm theo Quyết định số 810/2006/QĐ-BCA(C11) ngày 04 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy trình bảo vệ phiên tòa, áp giải bị cáo, dẫn giải người làm chứng ra tòa và Quy trình thi hành án tử hình.
Theo đó, lực lượng công an có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy mời của tòa án, các giấy tờ khác có liên quan. Không cho người tham gia phiên tòa mang đồ vật cấm vào phòng xử án, nếu phát hiện vật cấm phải thu giữ ngay và báo cáo Chủ tọa phiên tòa.
Trong phòng xử án, nếu xảy ra người có hành vi vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa mà Chủ tọa phiên tòa chưa phát hiện thì cán bộ, chiến sĩ bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm ngăn chặn, trường hợp nghiêm trọng phải kịp thời báo cáo Chủ tọa phiên tòa.
Trường hợp xảy ra tình huống phức tạp, gây mất trật tự đến phiên tòa thì chỉ huy bảo vệ phiên tòa phải xử lý tình huống theo phương án đã được phê duyệt, kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền.
Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm buộc người vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ theo quyết định của Chủ tọa phiên tòa.
Khi xảy ra tình huống tụ tập đông người, gây rối trật tự tại khu vực xét xử, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải tuyên truyền, yêu cầu mọi người tự giải tán, chấm dứt hành vi gây rối trật tự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp sau khi tuyên truyền, yêu cầu những người tụ tập gây rối trật tự không chấp hành thì cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải triển khai ngay phương án bảo vệ phiên tòa đã được phê duyệt, tập trung lực lượng ngăn chặn hành vi gây rối, cô lập, bắt giữ người chống đối, chủ mưu, cầm đầu gây rối trật tự khi cần thiết.
Trong trường hợp vụ việc diễn biến phức tạp, người làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa kiến nghị, đề xuất chủ tọa phiên tòa dừng xét xử để bảo vệ an toàn và đưa bị cáo về khu vực cách ly.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Xử phạt hành vi gây rối trật tự công cộng
– Tội phá hoại tài sản và gây rối Thế nào là gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng?
– Tội gây rối trật tự công cộng
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí trên toàn quốc