Quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
Quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia. Trước tiên cho em xin cảm ơn Hội luật sư đã tư vấn rất nhiều cho mọi người hiểu biết thêm về Pháp luật và xin tư vấn cho em một số trường hợp như sau: Em làm ở UBND huyện cơ quan em là phòng Kinh tế và Hạ tầng quản lý lĩnh vực về Trật tự xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng giao thông xin luật sư tư vấn cho em về quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng từng trường hợp cụ thể như:
1. Xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng thì quy trình xử lý vi phạm hành chính như thế nào trường hợp cụ thể: VD: như ông A xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng thì xử lý như thế nào?
2. Trường hợp: Biên bản còn thời gian xử phạt? Biên bản hết thời gian xử phạt quy trình từ khi phát hiện, lập biên bản, ra quyết định đình chỉ thi công, ra quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế…. như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Xem thêm: Thời hạn, thời hiệu? Cách tính thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
2. Giải quyết vấn đề
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng để phù hợp với nội dung bị xử phạt. Mặt khác, khi xử phạt thì hành vi vi phạm sẽ được thể hiện thông qua biên bản xử phạt hành chính sau quy trình cụ thể sẽ có quyết định xử phạt hành chính.
Trong trường hợp cụ thể của bạn đưa ra là vi phạm trong lĩnh vực xây dựng “Xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng..” thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ – CP. Với lỗi vi phạm này người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt với mức tiền phạt 3 – 5 triệu (nhà ở riêng lẻ nông thôn); 10 – 15 triệu (nhà ở riêng lẻ đô thị); 30 – 50 triệu (công trình khác yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật) và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm.
Để xử phạt được trước tiên phải xác định hành vi vi phạm, chọn luật nội dung và thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Lập
Bước 2: Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính.
Bước 3: Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt.
Xem thêm: Quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thế nào?
Bước 4: Giải trình.
Bước 5: Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu có).
Bước 6: Ra
>>> Luật sư tư vấn quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng: 1900.6568
Kể từ thời điểm lập biên bản xử phạt hành chính trong thời hạn 07 ngày, đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Kết luận
Hiện nay, chỉ quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính từ thời điểm lập biên bản xử phạt hành chính mà không quy định thời hạn của biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Xem thêm: Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi xử lý rác thải không đúng quy định