Kiểu dáng công nghiệp là gì? Hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp? Quy trình xử lý hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp? Thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp? Hình thức xử phạt vi phạm kiểu dáng công nghiệp?
Trong thời đại phát triển công nghệ như hiện nay, vấn đề về kiểu dáng công nghiệp bị đạo nhái ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của các cá nhân, doanh nghiệp. Vậy quy trình xử lý hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp như thế nào?
Cơ sở pháp lý
–
–
– Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP;
– Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”
Kiểu dáng công nghiệp là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với kiểu dáng công nghiệp do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Căn cứ theo Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005: Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005: “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.”
2. Hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp:
Theo quy định tại Điều 126 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp:
+ Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
+ Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời. Trường hợp người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp biết rằng kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì khi Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp có quyền yêu cầu người đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
Như vậy khi tổ chức, cá nhân có bằng độc quyền sở với kiểu dáng công nghiệp thì được pháp luật bảo hộ. Những hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể đối với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ không được phép của chủ sở hữu được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.
Điều 12 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải tuân theo quy định tại các điều 5 và 10
- Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng (hình dáng) bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
- Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét về bản chất được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.
- Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của một sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.
- Đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ kèm theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
3. Quy trình xử lý hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp:
Bước 1: Thu thập thông tin về hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp
Đây là bước quan trọng để xác lập thông tin cụ thể đối tượng người tiêu dùng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp? Hình thức xâm phạm như thế nào? Địa chỉ bên xâm phạm ở đâu? …. vv từ đó xác định có hay không có hành vi vi phạm để có căn cứ tiến hành các biện pháp để xử lý.
Bước 2. Nộp hồ sơ giám định hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp.
Hồ sơ giám định gồm:
– Đơn yêu cầu giám định (Theo mẫu chung do Viện khoa học sở hữu trí tuệ cung cấp);
– Giấy ủy quyền (trường hợp thông qua tổ chức đại diện tiến hành);
– Bản sao chứng thực văn bằng bảo hộ;
– Tài liệu chứng minh hành vi vi phạm (Mẫu vật hoặc ảnh chụp vật phẩm có chứa đối tượng yêu cầu giám định);
– Chứng từ nộp phí giám định.
Việc giám định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được tiến hành bởi Viện khoa học Sở hữu trí tuệ (VPRI). Sau khi nộp hồ sơ yêu cầu giám định, thông tin về đối tượng yêu cầu giám định sẽ được tra cứu và xác định. Để đảm bảo chính xác rằng kiểu dáng công nghiệp bị xâm phạm, đang bị sử dụng trái phép, từ đó có cơ sở rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm.
Bước 3: Gửi thư khuyến cáo (cảnh báo) hành vi xâm đối với bên vi phạm.
Sau khi đã có kết quả giám định từ Viện Sở hữu trí tuệ, xác định rõ hành vi vi phạm, người bị xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp sẽ gửi thư cảnh báo tới bên vi phạm để cả hai bên cùng giải quyết vấn đề. Khi hai bên tự thỏa thuận, thương lượng được với nhau sẽ giảm bớt tình trạng căng thẳng và giảm thiểu thiệt hại cũng như đỡ mất thời gian giải quyết khi đưa ra cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi gửi thư cảnh báo:
– Trường hợp 1: Bên xâm phạm sẽ chấm dứt hành vi xâm phạm ngay sau khi nhận được thư khuyến cáo và 2 bên có thể hòa giải thương lượng. Như vậy quy trình xử lý hành vi xâm phạm sở hữu kiểu dáng công nghiệp sẽ chấm dứt ở đây.
– Trường hợp 2: khi đã nhận được thư cảnh báo, nhưng chủ thể vi phạm không thiện chí, không chịu chấm dứt vi phạm mà vẫn tiếp tục thực hiện thì thực hiện bước tiếp theo.
Bước 4. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm xâm phạm kiểu dáng
Sau khi gửi thư cảnh cáo, nếu bên vi phạm không có thiện chí để thương lượng, không tự động chấm dứt hành vi xâm phạm sau khi nhận được thư cảnh báo, cá nhân, tổ chức bị xâm phạm kiểu dáng công nghiệp có thể làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm bằng các biện pháp phù hợp và buộc bên xâm phạm khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, …
Pháp luật quy định cụ thể các chế tài xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: truy cứu trách nhiệm hình sự, biện pháp dân sự và biện pháp xử phạt hành chính. Tùy vào mức độ vi phạm và thiệt hại gây ra thì sẽ áp dụng biện pháp tương đương.
4. Thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp:
Căn cứ quy định Điều 15 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp là:
- Cơ quan thanh tra Khoa học và Công nghiệp các cấp;
- Cơ quan Quản lý thị trường các cấp;
- Cơ quan Hải quan các cấp;
- Cơ quan Công an các cấp;
- Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc huyện.
5. Hình thức xử phạt vi phạm kiểu dáng công nghiệp?
Việc vi phạm kiểu dáng công nghiệp sẽ bị giải quyết và xử lý dưới những hình thức sau:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Các giải pháp khắc phục hậu quả khác như tịch thu tang vật, đình chỉ hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại.
Mức phạt cụ thể được quy định tại điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.