Hiện nay, bước vào năm học mới thì nhiều giáo viên cần xây dựng kế hoạch giáo dục của từng giáo viên trong năm học. Vậy, Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm:
Giáo viên khi tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục trong năm cần thực hiện theo quy trình sau đây:
1.1. Xác định căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn:
– Về căn cứ pháp lý: KHGD nhà trường; Bảng phân công nhiệm vụ năm học mới của GV; Các văn bản liên quan như CT tổng thể, CT môn học, Điều lệ trường THCS;…
– Về căn cứ thực tiễn: Bảng phân tích tình hình lớp học được phân công chủ nhiệm/giảng dạy; Kết quả đạt được của GV năm học trước;
– Tiến hành việc phân tích năng lực cá nhân: điều kiện cụ thể, các điểm mạnh, điểm yếu,….
1.2. Xác định và sắp xếp nội dung, nhiệm vụ công việc:
Thứ nhất, Về nội dung công việc của giáo viên trong nhà trường phổ thông được phân làm 3 nhóm chính:
1) Giảng dạy/GD;
2) Chủ nhiệm;
3) Công việc kiêm nhiệm khác: Công tác, Đoàn, Đội, Công đoàn, công tác Đảng.
Thứ hai, nhằm có thể xác định các nhiệm vụ vànội dung công việc một cách cụ thể thì các giáo viên cần xác định:
– Mình sẽ thực hiện nhiệm vụ/công việc gì?
– Để thực hiện những công việc/nhiệm vụ đó cần những hỗ trợ nào?
– Để thực hiện công việc/nhiệm đó cần chuẩn bị những gì?
– Cần bao nhiêu thời gian cho công việc, nhiệm vụ này?…
Sau khi đã xác định rõ nội dung nhiệm vụ, công việc trước khi bắt đầu làm là cách thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn làm việc, giúp việc dạy học và giáo dục của giáo viên trong suốt cả năm học đi đúng hướng và dễ dàng.
Xác định địa điểm thực hiện, nguồn hỗ trợ, đối tượng, thời gian,… Ngoài ra, phải xác định rõ cái nào nên làm trước, cái nào làm sau.
1.3. Tiến hành việc xây dựng kế hoạch:
Nhìn chung, kế hoạch cá nhân của mối GV ngoài phần thông tin chung, phần kế hoạch sẽ được tích hợp các loại sau: Kế hoạch chủ nhiệm, KHDH, Kế hoạch thực hiện các hoạt động khác và kế hoạch tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo đó, nội dung KHDH và GD cá nhân gồm 4 bước sau đây:
– Phần thông tin chung giúp các cán bộ quản lý có cái nhìn tổng thể về bản kế hoạch cá nhân, thông tin chung cần thể hiện các kết quả phân tích tình hình, đặc điểm của học sinh được phân công giảng dạy, chủ nhiệm; đặc điểm, tình hình chung của nhà trường…
– Xây dựng KHDH và GD cá nhân trong năm học: trình bày cụ thể về nhiệm vụ, công việc được phân công, chỉ tiêu đề ra, biện pháp thực hiện, mục tiêu, thời gian thực hiện, nguồn lực hỗ trợ… Cụ thể:
+ Xác định chỉ tiêu, mục tiêu cần đạt: Việc xác định chỉ tiêu, mục tiêu trước khi làm việc giúp giáo viên cps thể định hình được quá trình làm việc và kết quả đạt được khi hoàn thành nó. Có động lực làm việc hơn và xác định được lộ trình thực hiện công việc nhằm đáp ứng mục tiêu.
Việc đặt ra chỉ tiêu, mục tiêu được xác định với những câu hỏi:
+ Lí do cần phải thực hiện nhiệm vụ/làm việc này?
+ Có nên làm không?
+ Vai trò của việc thực hiện nhiệm vụ đó?
+ Chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện nhiệm vụ đó có phù hợp với năng lực của mình không?…
+ Điều này sẽ giúp GV đánh giá được công việc mà GV làm trong suốt năm học có cần thiết không?
Như vậy, khi trả lời được các nội dung câu hỏi trên thì giúp giảm thời gian, công sức cho những công việc khác, đồng thời có thể giảm thiểu sự lúng túng trong quá trình thực hiện công việc, ảnh hưởng đến mục tiêu đề ra.
Các giáo viên cần chia ra 2 loại mục tiêu:
– Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của từng nhiệm vụ/công việc.
– Các mục tiêu như “lên kế hoạch”, “viết”, “làm”, “xây dựng”,… Giáo viên cần tham khảo tiêu chí SMART: A (achiveable)- khả thi, vừa sức; R (realistic)- thực tế; T (time-scale) – có giới hạn về thời gian; S (specific)- cụ thể, chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu; M (measuable)- quan sát được, đo đếm được;
+ Xác định biện pháp thực hiện: Tiến hành việc xác định các biện pháp thực hiện công việc nhằm đạt được chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra.
+ Các vấn đề liên quan đến việc thực hiện, cụ thể:
Tiến hành việc liệt kê được các nguồn lực hỗ trợ bởi đây là những vấn đề cần thiết, liên quan đến việc đạt được mục tiêu đề ra và hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các giáo viên cũng cần xác định những trở ngại và các khó khăn khi làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành các công việc cụ thể và đạt được mục tiêu đề ra.
+ Phải dự kiến thời gian thực hiện
Các giáo viên cần dựa vào yêu cầu công việc từ có thể dự kiến thời gian hoàn thành công việc, thời gian thực hiện công việc cũng như hoàn thành các giai đoạn của công việc. Nhằm có thể giúp các giáo viên có thể điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp khác một cách kịp thời, kiểm soát thời gian một cách hiệu quả nhất.
– Tiến hành việc xây dựng kế hoạch tự học và bồi dưỡng thường xuyên
Giáo viên cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch tự học và bồi dưỡng thường xuyên theo quy trình sau:
i) Thực hiện việc liệt kê tất cả các nội dung cần tự học và lựa chọn nội dung ưu tiên;
ii) Đặt mục tiêu cần đạt cho từng nội dung;
iii) Dự kiến kết quả mong đợi;
iv) Xác định cách thức, hình thức tham dự, thực hiện khóa học, tự học;
v) Phải xác định được thời hạn cho từng nội dung;
Đối với việc xây dựng kế hoạch tự học và bồi dưỡng thường xuyên thì các giáo viên cần được trình bày rất vắn tắt theo lộ trình thời gian tương ứng với nội dung công việc và kết quả sẽ đạt được. Đồng thời, các giáo viên cần phải dành 1 khoảng không gian để hiệu chỉnh sau khi kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao hoặc bổ sung các công việc phát sinh khác trong kế hoạch hằng tháng.
1.4. Tổ chức thực hiện:
Nhằm mục đích đáp ứng mục tiêu đề ra, các giáo viên cần có sự tập trung bởi đây chính là yếu tố cần thiết nhằm giúp làm việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Nhưng, các giáo viên cũng cần lưu ý rằng điều này không có nghĩa là trong 1 khoảng thời gian, giáo viên chỉ làm 1 công việc hay giáo viên chỉ thực hiện 1 nhiệm vụ nhất định, nếu có thể hãy kết hợp làm nhiều việc trong một khoảng thời gian một cách hợp lý. Đơn cử như việc vừa thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và hỗ trợ học sinh còn yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, vừa giảng dạy trên lớp theo thời khóa biểu,…
Đối với các giáo viên bên cạnh việc tập trung làm việc thì các giáo viên cần phải dành khoảng thời gian hợp lý cho những sự cố phát sinh. Bởi thực tế luôn khác hẳn lý thuyết và kế hoạch cũng vậy, sẽ luôn có những điểm không trùng với quá trình thực hiện và cũng không thể biết trước những việc phát sinh.
1.5. Kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh và hoàn thiện kế hoạch cá nhân:
Các giáo viên cần phải liên tục theo dõi, kiểm tra và đối chiếu các mục tiêu và kết quả đạt được nhằm nắm được bản thân đã làm được đến đâu và liệu có hoàn thành được mục tiêu đúng hạn hay không. Các kế hoạch được chuẩn bị cập nhật, kỹ lưỡng và chỉnh sửa thường xuyên sẽ giúp cho các giáo viên có thể đánh giá chính xác được chất lượng của công việc theo từng giai đoạn.
Ngoài ra, việc đánh giá, kiểm tra mức độ đạt được của công việc sẽ giúp giáo viên có được những biện pháp khắc phục khó khăn, các định hướng những việc làm tiếp theo, tìm kiếm nguồn hỗ trợ khác, đồng thời có thể thực hiện các phương án dự phòng nhằm đảm bảo hiệu quả công việc và đáp ứng mục tiêu đề ra.
2. Mẫu kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm:
Căn cứ theo Phụ lục III ban hành kèm theo
TRƯỜNG: …. TỔ: ….. Họ và tên giáo viên: …
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC …, LỚP….
(Năm học 20….. – 20…..)
I. Kế hoạch dạy học
1. Phân phối chương trình
STT | Bài học (1) | Số tiết (2) | Thời điểm (3) | Thiết bị dạy học (4) | Địa điểm dạy học (5) |
1 | |||||
2 | |||||
… |
2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)
STT | Chuyên đề (1) | Số tiết (2) | Thời điểm (3) | Thiết bị dạy học (4) | Địa điểm dạy học (5) |
1 | |||||
2 | |||||
… |
(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.
(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài dạy/chuyên đề.
(3) Tuần thực hiện bài học/chuyên đề.
(4) Thiết bị dạy học được sử dụng để tổ chức dạy học.
(5) Địa điểm tổ chức hoạt động dạy học (lớp học, phòng học bộ môn, phòng đa năng, bãi tập, tại di sản, thực địa…).
II. Nhiệm vụ khác (nếu có): (Bồi dưỡng học sinh giỏi; Tổ chức hoạt động giáo dục…)
…
TỔ TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) |
| … ngày …tháng …năm … GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Công văn 5512/BGDĐT-GDtrH V/v xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.