Đơn kiến nghị phản ánh là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Nguồn tiếp nhận đơn? Phân loại đơn, xác định thẩm quyền giải quyết? Xử lý đơn?
Các đơn kiến nghị, phản ánh có thể được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, có trách nhiệm giải quyết. Do đó việc xác định thẩm quyền, thực hiện trình tự giải quyết cũng được quan tâm. Quy trình này được quy định chi tiết trong Thông tư 05/2021/TT-TTCP. Việc giải quyết nhằm đảm bảo cho quyền lợi, nhu cầu của nhân dân liên quan đến nội dung kiến nghị, phản ánh. Từ đó cũng đóng góp vào điều chỉnh, xây dựng cơ chế quản lý nhà nước. Cùng tìm hiểu và phân tích các quy định pháp luật liên quan thông qua bài viết này.
Căn cứ pháp lý:
– Luật tiếp công dân năm 2013.
– Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định về quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Đơn kiến nghị phản ánh là gì?
1.1. Giải thích các thuật ngữ:
– Kiến nghị, phản ánh là gì?
“Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó”.
Các kiến nghị được thể hiện trong quan điểm xây dựng, đóng góp của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước. Trong khi phản ánh lại nêu ra các thực trạng cần khắc phục, thay đổi. Tất cả đều mang ý nghĩa xây dựng, thể hiện quyền làm chủ và tiếng nói của nhân dân.
– Công dân phản ánh khi:
+ Thấy những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường.
+ Hoặc thấy hành vi gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân, tổ chức khác.
– Đồng thời thực hiện kiến nghị để đề xuất với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền:
+ Cần áp dụng những giải pháp kịp thời xử lý những vấn đề nêu trên. Nhằm hạn chế hậu quả xấu xảy ra với cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội.
+ Cần xem xét lại hoặc xử lý kịp thời những vi phạm đó.
– Xử lý đơn là gì?
Căn cứ theo thông tư số 05/2021/TT-TTCP:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
2. Xử lý đơn là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền căn cứ vào nội dung vụ việc được trình bày trong đơn mà phân loại nhằm thụ lý giải quyết đơn thuộc thẩm quyền, hướng dẫn hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.”
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý linh hoạt, hiệu quả. Từ đó vừa đảm bảo năng lực quản lý nhà nước, vừa nâng cao vai trò của nhân dân, khuyến khích nhân dân đóng góp xây dựng đất nước. Việc xử lý đơn cũng phải có quy trình, phân công và phối hợp để mang đến hiệu quả.
Nhận xét các quy định pháp luật:
Nhận thấy: Đơn kiến nghị, phản ánh là đơn do công dân viết, là quyền lợi, nhu cầu của họ. Từ đó kiến nghị, phản ánh các vấn đề cần được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Nhằm tháo gỡ các thắc mắc, đóng góp ý kiến.
– Các nội dung được kiến nghị và phản ánh rất đa dạng trong hoạt động quản lý nhà nước. Đó có thể là những vấn đề liên quan đến:
+ Việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật.
+ Công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
1.2. Quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh:
Thông tư 05/2021/TT-TTCP nêu ra quy trình, trình tự thực hiện việc giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh.
Trước tiên cần xác định thuộc thẩm quyền giải quyết của cá nhân, cơ quan trong hoạt động quản lý nhà nước. Sau đó phải căn cứ nội dung và tính chất từng vụ việc để đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, đúng pháp luật.
Việc xem xét, xử lý, giải quyết cần kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả. Có thể linh động theo trình tự, thủ tục phù hợp để mang đến kết quả tốt nhất.
Quy trình bao gồm:
– Tiếp nhận đơn kiến nghị phản ánh.
– Phân loại đơn.
– Xử lý đơn kiến nghị, phản ánh.
Cùng làm rõ nội dung quy trình này thông qua các bước tiến hành bên dưới:
2. Thuật ngữ tiếng Anh?
Quy trình, trình tự thủ tục giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh tiếng Anh là Process, order and procedures for handling petitions and complaints.
3. Nguồn tiếp nhận đơn:
Công dân có thể gửi đơn đến các cơ quan nhà nước thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó, pháp luật quy định nhiều cơ quan có thể tiếp nhận đơn kiến nghị, phản ánh. Qua đó các quyền của công dân được tiếp cận và thực hiện tốt hơn, dễ dàng hơn.
Nội dung về các cơ quan tiếp nhận đơn bao gồm:
“Điều 5. Tiếp nhận đơn
Đơn được tiếp nhận để phân loại và xử lý từ các nguồn sau đây:
1. Đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính;
2. Đơn được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
3. Đơn do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;
4. Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến.”
Phân tích quy định pháp luật:
Các cơ quan này có thẩm quyền tiếp nhận trước, sau đó xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết sau. Trước tiên phải tiếp nhận đơn của dân để các kiến nghị này được xem xét.
Khi có đơn kiến nghị phản ánh được gửi đến thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xử lý nhanh chóng hiệu quả đảm bảo sự tin tưởng của người dân. Từ đó cho thấy tầm quan trọng, khuyến khích việc kiến nghị, phản ánh của nhân dân trong công tác xây dựng đất nước.
Các cơ quan được quy định từ trung ương đến địa phương đều có thẩm quyền tiếp nhận đơn.
4. Phân loại đơn, xác định thẩm quyền giải quyết:
Nội dung phân loại đơn để xác định các đơn kiến nghị, phản ánh. Nhờ vậy mà việc tiếp cận, triển khai chuyên môn cũng như đưa ra giải đáp được chính xác. Đây là nội dung được quy định trong Điều 6. Phân loại đơn:
Bởi vì trên thực tế, ngoài đơn kiến nghị, phản ánh còn có nhiều loại đơn khác mà người dân được lập, gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
“Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;”
Người dân phải ghi rõ nội dung làm đơn. Như vậy thì cơ quan có thẩm quyền mới xác định được nhu cầu của họ. Cũng như mang đến hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo giá trị pháp lý của đơn được lập.
Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Hình thức, cấu trúc và nội dung của đơn phải đảm bảo theo quy định. Nội dung quy định pháp luật nêu rõ các yêu cầu sau:
– Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt.
– Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng;
– Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn;
– Có đầy đủ họ, tên, địa chỉ của người viết đơn;
– Có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
Phân loại đơn theo số lượng người kiến nghị, phản ánh.
Qua đó cho thấy sự phức tạp, ý kiến của cá nhân hay tập thể trong kiến nghị, phản ánh trình bày. Từ đó mà việc tiếp cận đơn, xử lý đơn cũng cần thận trọng nhất định.
– Đơn có họ, tên, chữ ký của một người;
– Đơn có họ, tên, chữ ký của 02 người trở lên.
Phân loại theo thẩm quyền giải quyết.
Các chủ thể, cơ quan có thẩm quyền giải quyết được xác định bao gồm:
– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước, gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp hoặc của cơ quan hành chính khác;
– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban và các cơ quan khác của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan của Hội đồng nhân dân các cấp;
– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án;
– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước;
– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo;
– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước;
– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của kiến nghị, phản ánh mà thẩm quyền theo chủ thể được xác định.
5. Xử lý đơn:
Quy định về Xử lý đơn kiến nghị, phản ánh:
“Điều 20. Xử lý đơn kiến nghị, phản ánh
1. Đơn kiến nghị, phản ánh về những nội dung thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn báo cáo, đề xuất người đứng đầu giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật.
2. Đơn kiến nghị, phản ánh mà nội dung không thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn báo cáo, đề xuất người đứng đầu quyết định việc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết và
Phân tích quy định pháp luật:
Sau khi xác định được cơ quan có thẩm quyền xử lý đơn, phải nhanh chóng thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn.
Người xử lý đơn của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra câu trả lời trên cơ sở quy định pháp luật. Sau đó báo cáo người đứng đầu đơn vị duyệt câu trả lời, gửi đến nhân dân.
Phải