Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là gì? Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có tên được dịch sang tiếng Anh là gì? Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm những gì? Quy trình, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đúng pháp luật?
Trên thực tế cuộc sống thường ngày thì việc bắt gặp một hành vi vi phạm hành chính là rất dễ. Bởi vì các hành vi vi phạm hành chính của cá nhân hoặc tổ chức được nhận định là hoạt động diễn ra thường nhật xung quanh chúng ta. Đối với những hành vi vi phạm hành chính theo như quy định của pháp luật hành chính sẽ bị xử phạt hành chính. Mặc dù là một trong những hoạt động thường xuyên được bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày những không phải ai cũng biết được hoạt động này diễn ra như thế nào. Và quy trình, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đúng pháp luật được quy định ra sao? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2015;
–
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Nội dung các điều luật quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định chi tiết tại Luật số 15/2012/QH13 của Quốc hội:
Trên cơ sở quy định của pháp luật thì việc tổng hợp các bước thực hiện của cơ quan có thẩm quyền đối với việc xử lý hành vi vi phạm hành chính thì được nhận định chính là thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Thủ tục này được thực hiện từ khâu phát hiện ra hành vi vi phạm đến khâu xem xét lập biên bản và cuối cùng là ban hành quyết định xử phạt được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Đấy được biết đến là một khái niệm đơn giản để hiểu về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, trên thực tế thì chưa có văn bản pháp luật hiện hành quy định hay giải thích khái niệm thủ tục xử phạt hành chính. Do đo, khái niệm thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trên chỉ mang tính chất tham khảo.
2. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có tên được dịch sang tiếng Anh là gì?
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có tên được dịch sang tiếng Anh là: “Procedures for sanctioning administrative violations”.
2. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm những gì?
Trên thực tế, theo như quy định của pháp luật thì không phải trường hợp vi phạm hành chính đều phải lập hồ sơ xử phạt vi phạm. Mà sẽ có những trường hợp vi phạm hành chính phải lập biên bản và cũng có trường hợp vi phạm hành chính không phải lập biên bản và cụ thể được quy định như sau:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản sẽ được áp dụng đối với các trường hợp như sau:
Đối với những hành vi vi phạm hành chính mà chỉ bị áp dụng khi xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với cá nhân không quá 250.000 đồng và đối với tổ chức không quá 500.000 đồng thì việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản sẽ do người có thẩm quyền phải ra
Tuy nhiên, nếu như vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì sẽ được xem là trường hợp pháp luật quy định là ngoại lệ nên sẽ bắt buộc phải lập biên bản cho du mức phạt tiền đối với cá nhân không quá 250.000 đồng và đối với tổ chức không quá 500.000 đồng theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Nội dung của
– Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
– Họ, tên, chức vụ người lập biên bản;
– Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm/tên, địa chỉ tổ chức vi phạm
– Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
– Hành vi vi phạm;
– Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý;
– Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
– Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;
– Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ;
– Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm;
– Cơ quan tiếp nhận giải trình.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ được xác định là phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt là bao nhiêu.
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính sẽ được áp dụng đối với các trường hợp như sau:
Trên cơ sở quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì những hành vi vi phạm của các đối tượng sẽ áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản nếu như hành vi vi phạm của các đối tượng không thuộc các trường hợp quy định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản.
Người có thẩm quyền xử phạt phải lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Quyết định xử phạt hành chính
– Các tài liệu, giấy tờ liên quan và phải được đánh bút lục
Trên cơ sở quy định tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định theo như quy định tại Khoản 1 Điều này. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về thời hiệu này không được áp dụng với các trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
3. Quy trình, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đúng pháp luật?
Quy trình, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đúng pháp luật được tác giả hướng dẫn thông qua các bước sau:
Bước 1: Khi hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm đó thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan mình thì người có thẩm quyền buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Việc buộc đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm hành chính của mình của người đang thi hành công vụ sẽ được thưc hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.
Bước 2: Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập
Lưu ý: Mẫu biên bản cần được thực hiện theo mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính sẽ được giao 01 biên bản vi phạm hành chính khi biên bản này được lập xong. Bên cạnh đó thì pháp luật cũng quy định về việc biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người vi phạm là đối tượng chưa thành niên theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt đối vói các trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định.
Bước 3: Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59.
Bước 4: Căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt sx được dựa trên giá trị tang vật vi phạm. Theo như quy định của pháp luật thì thời hạn tạm giữ tang vật để xác định là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, với trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.
Bước 5: Giải trình theo quy định tại điều 61 Luật Hành Chính
Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:
– Một là, gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.
– Hai là, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.
– Ba là, cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.
Như vậy, có thể thấy rằng, để có thể xử lý vi phạm hành chính đúng pháp luật thác các cơ quan có thẩm quyền cần phải dựa theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính để xác định được trường hợp xử lý vi phạm hành chính đó có thuộc thẩm quyền của mình không? Trường hợp xử lý vi phạm hành chính đó có thuộc trường hợp lập biên bản hay thuộc trường hợp không cần lập biên bản theo như quy định của pháp luật. Đồng thời, việc xử lý vi phạm hành chính sẽ được thực hiện theo trình tự các bước như tác giả đã nêu ra ở trên là đúng với quy định của pháp luật đề ra.