Khái quát về đầu tư theo phương thức đối tác công tư? Quy trình thủ tục đầu tư theo phương thức đối tác công tư?
Đối với mỗi một quốc gia thì việc đầu tư cho vấn đề xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng là điều là những nội dung và vấn đề được quan tâm rất lớn và cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng đối với một quốc gia. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết thì việc xây dựng các cơ sở hạ tầng sẽ tiêu tốn nguồn ngân sách rất lớn, cho nên nếu trong các hoạt động xây dưng cơ sở hạ tầng mà chỉ chỉ sử dụng vốn nhà nước để đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn về ngân sách. Do đó, ngoài việc sử dụng ngân sách thì hầu hết các quốc gia trên thế giới là nước đang phát triển trong đó có Việt nam sẽ lựa chọn phương án thu hút sự tham gia đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc này được các nhà làm luật và Nhà nước ta quy định trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Việc tạo ra hành lang pháp lý về vấn đề đối tác công tư này đủ để các bên tham gia vào đầu tư trong nước và ngoài nước tin tưởng để dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành thực hiện vào việc đầu tư cho một hoặc nhiều dự án cơ sở hạ tầng. Vậy quy trình thủ tục đầu tư theo phương thức đối tác công tư được quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, luật dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến phương thức đối tác công tư như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý: luật Đầu tư năm 2020
1. Khái quát về đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì việc đầu tư theo phương thức đối tác công tư hay còn được biết đến là việc đầu tư theo phương thức PPP có nghĩa là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân có thể là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc ký kết. Đông thời thì trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
Từ khái niệm trên và pháp luật quy định đầu tư theo phương thức PPP có thể đưa ra các đặc điểm của phương thức PPP như sau:
Thứ nhất, phương thức đối tác công tư là phương thức tạo lập tài sản công. Tài sản công được xác định trong Luật này nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội
Thứ hai, Nhà nước không phải chi trả các khoản đầu tư cho dự án. Nhà nước sẽ định hướng phát triển, tạo cơ hội cho nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư, khai thác, tư vấn.
Thứ ba, dự án phương thức đối tác công tư nhằm mục đích công. Tuy nhiên có sự kết hợp công tư trong đầu tư vốn, quản trị dự án, lựa chọn nhà đầu tư.
Thứ tư, về phân chia lợi ích. Nhà nước giải quyết được vấn đề thiếu vốn đâu tư công; tạo cơ chế hỗ trợ đầu tư, duy trì sở hữu toàn dân. Còn nhà đầu tư được thực hiện quyền tự do kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, góp phần phát triển đất nước.
2. Quy trình thủ tục đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Trên cơ sở quy định của
Thứ nhất, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án đối tác công tư theo như quy định của pháp luật Đầu tư thuộc một trong các tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công tư, sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; ….
Thứ hai, Bộ trưởng hay những người đứng đầu cơ quan Trung ương, cơ quan khác ra quyết định chủ trương đầu tư dự án đối tác công tư theo như quy định của pháp luật Đầu tư thuộc một trong các tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công tư trừ những dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan Trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc phạm vi quản lý.
Thứ tư Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cấp tỉnh sẽ ra quyết định chủ trương đầu tư dự án đối tác công tư theo như quy định của pháp luật Đầu tư thuộc một trong các tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công tư ngoài trừ những dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan Trung ương, cơ quan khác thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, từ quy định vừa được nêu ra có thể thấy rằng việc pháp luật Đầu tư hiện hành đã quy định rất rõ về nội dung liên quan đến việc cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đối tác công tư theo như quy định của pháp luật Đầu tư thuộc một trong các tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công tư. Bên cạnh đó thì đới với tất cả các dự án đầu tư theo phương thức PPP thuộc phạm vi quản lý của từng địa phương đều phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mà dự án đó muốn xin quyết định hoạt động đầu tư. Điều này được luật Đầu tư công quy định là nhằm mục đích tạo điều kiện thực hiện thống nhất và minh bạch đối với các dự án PPP trên địa bàn cấp tỉnh.
Quy trình đầu tư theo phương thức đối tác công tư thông thường, thì theo như quy định của pháp luật hiện hành đối với dự án thông thường, các bên thực hiện dự án PPP theo 5 bước:
Bước 1: Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án.
Bước 2: Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án.
Bước 3: Lựa chọn nhà đầu tư.
Bước 4: Thành lập doanh nghiệp dự án PPP và ký kết hợp đồng dự án PPP.
Bước 5: Triển khai thực hiện hợp đồng dự án PPP.
Như vậy, để có thể tiến hành dự án đầu tư thông thường thì các chủ thể là chủ đầu tư trong nước và ngoài nước muốn thực hiện phương thức đối tác công tư thông thường thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc đầu tư theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Quy trình đầu tư theo phương thức đối tác công tư ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; hoặc ứng dụng công nghệ mới, thì theo như quy định của pháp luật hiện hành đối với dự án PPP ứng dụng công nghệ cao, các bên thực hiện dự án PPP theo. Quy trình đối với các dự án này phức tạp hơn, cụ thể:
Bước 1: Đề xuất dự án đầu tư. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhà đầu tư có thể đề xuất dự án đầu tư.
Bước 2: Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Thời hạn thẩm định và phê duyệt là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bước 3: Công bố dự án đầu tư
Trong vòng 7 ngày kể từ ngày dự án được phê duyệt, dự án sẽ được công bố trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đối với đề xuất dự án có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa thuận với Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung công bố.
Bước 4: Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
Chủ thể thực hiện: Với dự án do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất thì Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án. Với dự án do nhà đầu tư đề xuất thì nhà đầu tư thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản với Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủ thể thẩm định: Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc các đơn vị đầu mối về PPP do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủ thể phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 5: Lựa chọn nhà đầu tư, ký kết thỏa thuận đầu tư, ký kết hợp đồng dự án. Cách thức lựa chọn nhà đầu tư: đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu.
Bước 6: Đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án theo pháp
Bước 7: Triển khai thực hiện dự án
Bước 8: Quyết toán và bàn giao dự án
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hoàn thành công trình dự án, nhà đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Việc kiểm toán giá trị vốn đầu tư được thực hiện bởi một tổ chức kiểm toán độc lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận lựa chọn.
Đối với các hợp đồng dự án có quy định về việc chuyển giao công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng dự án các điều kiện, thủ tục chuyển giao.
Như vậy, để có thể tiến hành dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao thì các chủ đầu tư của các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư muốn tham gia vào hoạt động đầu tư đối tác công tư thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành.