Quy định của pháp luật về kiểu dáng công nghiệp. Đối tượng nào không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp. Quy trình thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường hiện nay, thì trường Việt Nam đã và đang dần được mở rộng ra bên ngoài và trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước nước ngoài. Do vậy, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có kiểu dáng công nghiệp là nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp hiện nay. Vậy quy trình thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế tiến hành như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về kiểu dáng công nghiệp:
Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định về kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Các điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ:
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tính mới
– Có tính sáng tạo
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Cụ thể:
Thứ nhất, tính mới của kiểu dáng công nghiệp:
Căn cứ tại Điều 65
– Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên
– Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó
– Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó
– Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
+ Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của
+ Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học
+ Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Thứ hai, tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp:
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
Thứ ba, khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp:
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
2. Đối tượng nào không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
Điều 64 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2019 quy định các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có
– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp
– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
3. Quy trình thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế:
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp thường là đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, có phạm vi được bảo lãnh trên lãnh thổ Việt Nam. Còn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế là đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở các nước bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, nếu chủ sở hữu muốn kiểu dáng công nghiệp của mình được bảo hộ tại nước nào thì làm thủ tục đằn ký tại nước đó hoặc chỉ định nước đó để bảo đảm quyền lợi cho mình.
3.1. Các cách thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế:
Hiện nay, có ba cách thức đằn ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế, bao gồm:
Thứ nhất, đăng ký theo từng quốc gia:
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn đằn ký kiểu dáng công nghiệp thông qua việc nộp đơn đăng ký trực tiếp tại các cơ quan sở hữu trí tuệ của mỗi quốc giá riêng mà doanh nghiệp muốn được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Hình thức này sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở nhiều nước thì sẽ hỗ trợ trong quá trình, thủ tục nộp đơn từ. Còn với các doanh nghiệp không có hoặc có ít chi nhánh thì cách thức đăng ký này sẽ rất mất thời gian chờ đợi, và đặc biệt sẽ tốn kém chi phí; thêm nữa khó khăn trong việc làm giấy tờ thủ tục pháp lý bởi rào cản ngôn ngữ và quy trình mỗi quốc gia mỗi khác nhau.
Thứ hai, đăng ký theo kênh khu vực:
Các doanh nghiệp muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nhiều nước mà những nước đó là thành viên của hiệp định khu vực thì doanh nghiệp có thể chỉ cần phải nộp một đơn đăng ký duy nhất ở cơ quan sở hữu trí tuệ của khu vực đó. Các cơ quan sở hữu trí tuệ khu vực gồm có các cơ quan sau:
– Cơ quan kiểu dáng Benelux (BDO) để bảo hộ kiểu dáng tại Bỉ, Hà Lan và Luxembourg
– Cơ quan Sở hữu công nghiệp Khu vực châu Phi (ARIPO) để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại các nước châu Phi nói tiếng Anh
– Cơ quan Hài hoà hoá thị trường nội địa (OHIM) để bảo hộ kiểu dáng Cộng đồng tại 15 nước thuộc liên minh châu Âu
– Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAP) để bảo hộ tại các nước châu Phi nói tiếng Pháp.
Thứ ba, đăng ký theo kênh quốc tế:
Các doanh nghiệp đăng ký theo thỏa ước La Hay (Hague) có Việt Nam là nước thành viên do tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý.
Đây là hình thức đăng ký phổ biến nhất và thuận tiện nhất vì phù hợp với những doanh nghiệp, cá nhân ở Việt Nam, hạn chế được việc đi lại giữa các nước và đồng thời tiết kiệm chi phí.
3.2. Hồ sơ, thủ tục nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế:
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế bao gồm:
– 02 tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
– 01
– 04 bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ từ các hướng của kiểu dáng công nghiệp đăng ký. Mỗi bộ gồm 01 ảnh chụp/bản vẽ phối cảnh, 01 ảnh chụp/bản vẽ phía trước, 01 ảnh chụp/bản vẽ phía sau, 01 ảnh chụp/bản vẽ bên phải, 01 ảnh chụp/bản vẽ bên trái, 01 ảnh chụp/bản vẽ từ trên xuống, 01 ảnh chụp/bản vẽ từ dưới lên). Mỗi bộ phải thể hiện được bản chất của kiểu dáng công nghiệp (kích thước 9cm x 12cm).
– 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp với đầy đủ nội dung: tên kiểu dáng công nghiệp, lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp, mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp, nêu rõ đặc điểm bảo hộ
– Nếu tác giả không phải là người nộp đơn, hoặc không phải là người công vụ thì phải có chuyển nhượng thư của tác giả kiểu dáng công nghiệp cho người nộp đơn.
Cách 1: Nộp đơn trực tiếp tới Văn phòng quốc tế:
Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống nộp đơn trực tuyến của WIPO (eHague). Người nộp đơn đăng nhập vào hệ thống nộp đơn trực tuyến (https://www.wipo.int/hague/en/e-filing.html) , nhập các thông tin, thanh toán phí và nộp đơn.
Hoặc gửi hồ sơ đơn trực tiếp tới WIPO hoặc gửi qua bưu điện: Người nộp đơn khai thông tin vào các form mẫu sẵn có (tải xuống từ website WIPO), nộp hồ sơ giấy trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Cách 2: Nộp đơn qua Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam:
Bước 1: Doanh nghiệp kê khai đơn vào Website của WIPO tải form DM/1 hoặc nhận mẫu DM/1 tại Cục SHTT và tiến hành khai các thông tin
Bước 2: Nộp đơn đăng ký quốc tế cho Cục Sở hữu trí tuệ kèm phí chuyển đơn
Bước 3: Nhận
Bước 4: Cục SHTT hoàn thiện hồ sơ và gửi Văn phòng quốc tế.
Lưu ý: về kê khai đơn:
– Các nội dung bắt buộc phải có trong tờ khai đơn:
+ Danh sách các nước thành viên mà doanh nghiệp yêu cầu đơn đăng ký quốc tế sẽ có hiệu lực.
+ Sản phẩm hoặc các sản phẩm dự định mang kiểu dáng.
+ Ngày, nước thành viên, số đơn làm phát sinh quyền ưu tiên, nếu người nộp đơn yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo quy định.
+ Những thông tin cụ thể khác có thể được quy định tại Thỏa ước La Hay.
– Các nội dung không bắt buộc (có thể có hoặc không) trong tờ khai đơn:
+ Phần mô tả ngắn gọn về những đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng.
+ Tuyên bố về tác giả thực sự của kiểu dáng.
+ Yêu cầu hoãn công bố.
+ Các mẫu hoặc mô hình sản phẩm mang kiểu dáng.