Hiệu suất năng lượng là khái niệm để chỉ trị số xác định, so sánh khả năng tiết kiệm điện năng của các thiết bị làm lạnh, nếu hiệu suất năng lượng càng lớn thì hiệu quả sử dụng điện của các thiết bị làm lạnh đó càng cao và ngược lại. Vậy theo quy định của pháp luật thì quy trình thử nghiệm hiệu suất năng lượng của các mặt hàng nhập khẩu được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy trình thử nghiệm hiệu suất năng lượng hàng nhập khẩu:
Quy trình thử nghiệm hiệu suất năng lượng hàng nhập khẩu sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Đăng ký thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở khoa học công nghệ cấp tỉnh/thành phố nơi mở tờ khai, đồng thời thực hiện thủ tục đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng tại các Trung tâm thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ công thương chỉ định.
Bước 2: Mở tờ khai, nộp xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng, đã thực hiện thủ tục đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng để đem hàng hóa về kho bảo quản.
Bước 3: Mang mẫu đi thử nghiệm, làm các loại giấy tờ tài liệu chứng cứ hợp quy, thử nghiệm hiệu suất năng lượng theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Nộp kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho cơ quan có thẩm quyền, nộp cho cơ quan hải quan đã được thông quan theo quy định pháp luật. Đồng thời, nộp trung thu hợp quy cho cơ quan có thẩm quyền nơi đăng ký kiểm tra chất lượng để hoàn tất thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng hàng nhập khẩu.
2. Danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về hiệu suất năng luợng:
Danh mục các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành về hiệu suất năng lượng hiện nay đang được thực hiện theo danh mục tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. Cụ thể như sau:
Mã HS | Tên hàng hóa theo Thông tư 65/2017/TT-BTC | Mô tả sản phẩm, hàng hóa | Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật | Ghi chú |
Các mặt hàng được kiểm tra hiệu suất năng lượng theo Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2018 và Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ | ||||
8539.31 | — Bóng đèn huỳnh quang, catot nóng | Đèn Huỳnh quang Compact (CFL) | TCVN 7896:2015 | Chỉ áp dụng loại công suất từ 5W đến 60W |
Đèn huỳnh quang ông thẳng (FL) | TCVN 8249:2013 | Chỉ áp dụng loại công suất từ 14W đến 65W | ||
8539.31.10 | — Ống huỳnh quang dùng cho đèn huỳnh quang com-pắc |
|
|
|
8539.31.20 | — Loại khác, dạng ống thẳng dùng cho đèn huỳnh quang khác |
|
|
|
8539.31.30 | — Bóng đèn huỳnh quang com-pắc đã có chấn lưu lắp liền |
|
|
|
8539.31.90 | — Loại khác |
|
|
|
8504.10.00 | – Chấn lưu dùng cho đèn phóng hoặc ống phóng | Chấn lưu điện từ cho đèn huỳnh quang | TCVN 8248:2013 | Chỉ áp dụng công suất từ 4W đến 65W |
8504.10.00 | – Chấn lưu dùng cho đèn phóng hoặc ống phóng | Chấn lưu điện từ cho đèn huỳnh quang | TCVN 7897:2013 | |
8418.10 | – Tủ kết đông lạnh liên hợp (dạng thiết bị có buồng làm đá và làm lạnh riêng biệt), có các cửa mở riêng biệt; | Tủ lạnh, Tủ kết đông lạnh | TCVN 7828:2016 | Chỉ áp dụng đến loại 1000L. Làm lạnh đối lưu tự nhiên hoặc không khí cưỡng bức. Không áp |
| — Loại sử dụng trong gia đình: |
|
| dụng làm lạnh bằng phương pháp hấp thụ, Tủ thương mại, thiết bị làm lạnh chuyên dụng |
8418.10.11 | — Dung tích không quá 230 lít |
|
| |
8418.10.19 | — Loại khác |
|
| |
8418.10.20 | — Loại khác, dung tích không quá 350 lít |
|
|
|
8418.10.90 | — Loại khác |
|
|
|
8418.30 | – Tủ kết đông (1), loại cửa trên, dung lích không quá 800 lít: |
|
|
|
8418.30.10 | — Dung tích không quá 200 tít |
|
|
|
8418.30.90 | — Loại khác |
|
|
|
8418.40 | — Tủ kết dông, loại cửa trước, dung tích không quá 900 lít: |
|
|
|
8418.40.10 | — Dung tích không quá 200 lít |
|
|
|
8418.40.90 | — Loại khác |
|
|
|
8516.60.10 | — Nồi Nấu cơm | Nồi cơm điện | TCVN 8252:2015 | Chi áp dụng với loại đến 1000W |
8516.60.90 | — Loại khác | |||
8414.51 | — Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125W | Quạt điện | TCVN 7826:2015 |
|
8414.51.10 | — Quạt bàn và quạt dạng hộp | |||
8414.51.91 | —- Có lưới bảo vệ |
3. Các hình thức nhập khẩu hiện nay gồm những gì?
Trên thực tế hiện nay, có thể nhập khẩu theo một số hình thức khác nhau. Có thể kể đến một số hình thức nhập khẩu phổ biến như sau:
Thứ nhất, nhập khẩu trực tiếp. Theo quy định của pháp luật thì nhập khẩu trực tiếp là khái niệm để chỉ người mua và người bán hàng hóa trực tiếp tiến hành các thủ tục giao dịch với nhau không thông qua bên trung gian, quá trình mua bán hàng hóa không ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua và không bán cho bên bán và ngược lại. Nhập khẩu trực tiếp bước tiến hành với thủ tục và quy trình khá đơn giản trên thực tế. Trong đó, bên nhập khẩu khi muốn ký kết thực hiện hợp đồng kinh doanh nhập khẩu thì bắt buộc phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường phù hợp, tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng phải thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu nhiều rủi ro và chịu các chi phí trong giao dịch.
Thứ hai, nhập khẩu ủy thác. Nhập khẩu ủy thác cũng là một trong những loại hình nhập khẩu vô cùng phổ biến. Nhập khẩu ủy thác là khái niệm để chỉ hoạt động dịch vụ thương mại, đối với hoạt động nhập khẩu ủy thác thì chủ hàng sẽ thuê một đơn vị trung gian thay mặt cho mình, đứng tên nhập khẩu các loại hàng hóa thông qua hợp đồng ủy thác được ký kết giữa các bên. Theo đó, các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và các doanh nghiệp khi có nhu cầu tiến hành hoạt động nhập khẩu một loại hàng hóa bất kỳ đó, tuy nhiên lại không được phép nhập khẩu trực tiếp, hoặc các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm đối tác, gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện giao dịch đối với đối tác nước ngoài, thì sẽ thuê các doanh nghiệp có chức năng thương mại quốc tế để tiến hành thủ tục nhập khẩu thay cho mình. Trách nhiệm của bên nhận ủy thác trong hợp đồng ủy thác đó là bắt buộc phải cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường, thông tin về giá cả, thông tin về hàng hóa, cung cấp những thông tin có điều kiện liên quan đến đơn hàng được ủy thác phải tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Đối với hình thức nhập khẩu ủy thác, các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác sẽ không phải bỏ vốn, không phải tìm kiếm đối tác, không phải tham khảo giá cả trên thị trường. Tuy nhiên đổi lại thì bên ủy thác sẽ là bên chi trả dịch vụ cho bên nhận ủy thác nhập khẩu.
Thứ ba, buôn bán đối lưu. Buôn bán đối lưu theo quy định của pháp luật có thể hiểu là một trong những hình thức thanh toán vô cùng phổ biến. Buôn bán đối lưu là một phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế, buôn bán đối lưu có thể được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch mua bán với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là chính phủ của những nước đang phát triển. Hàng hóa và dịch vụ sẽ được đổi lấy một hàng hóa và dịch vụ khác có giá trị tương đương.
Thứ tư, tạm nhập tái xuất. Trên thực tế hiện nay thì tạm nhập tái xuất cũng được xem là một trong những hình thức mà thương nhân Việt Nam ưa chuộng, tạm nhập tái xuất là hình thức thương nhân nhập khẩu tạm thời các loại hàng hóa vào lãnh thổ của Việt Nam, tuy nhiên sau đó các thương nhân xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam sang một quốc gia bất kỳ khác. Hình thức này là hình thức được tiến hành đối với các loại hàng hóa nhập khẩu tuy nhiên không được sử dụng để tiêu thụ trong thị trường trong nước, các loại hàng hóa đó sẽ được xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Giao dịch này sẽ bao gồm cả hoạt động nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu với mục đích là thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn so với số vốn ban đầu mà các thương nhân đã bỏ ra. Khi tiến hành hoạt động tạm nhập tái xuất, các doanh nghiệp cần phải đồng thời tiến hành hai hợp đồng riêng biệt, đó là hợp đồng mua hàng được ký với thương nhân xuất khẩu và các hợp đồng bán hàng được ký với thương nhân nhập khẩu. Tuy nhiên cần phải lưu ý, có nhiều trường hợp gần giống với tạm nhập tái xuất, tuy nhiên hàng hóa được chuyển thẳng từ Đức bán xong đất mua, không làm thủ tục nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam, thương dân thường gọi đó là hình thức chuyển khẩu.
Thứ năm, nhập khẩu gia công. Nhập khẩu ra công là khái niệm để chỉ hình thức bên nhận gia công của Việt Nam tiến hành thủ tục nhập khẩu các loại nguyên vật liệu từ người thuê gia công ở nước ngoài theo hợp đồng mà các bên đã ký kết ban đầu. Đây cũng được coi là một trong những hình thức nhập khẩu phổ biến.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 1182/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
THAM KHẢO THÊM: