Hội đồng thi hành án tử hình và việc kiểm tra căn cước tử tù trước giờ ra pháp trường? Thuật ngữ tiếng Anh? Trình tự thực hiện án tử hình? Người nhà được phép nhận thi hài tử tội?
Tử hình là biện pháp trừng phạt cao nhất trong hệ thống hình phạt được ghi nhận ở nước ta. Trong những năm gần đây, biện pháp này được thực hiện bằng hình thức tiêm thuốc độc. Theo đó, tử tù phải trải qua các giai đoạn của quy trình cho đến khi được kết luận đã chết. Cùng tìm hiểu về quy trình thực hiện án tử hình đang được áp dụng ở nước ta.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
– Nghị định số 43/2020/NĐ-CP Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Mục lục bài viết
1. Hội đồng thi hành án tử hình và việc kiểm tra căn cước tử tù trước giờ ra pháp trường:
Danh tính của tử tù phải được xác nhận chắc chắn. Trước khi thực hiện việc thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra căn cước của người sẽ bị tử hình. Để đảm bảo xác định đúng danh tính, tội phạm thi hành án. Thực hiện tử hình có nghĩa là không thể làm lại, sửa đổi sau đó.
Các bước thực hiện khi thi hành án tử hình bao gồm:
+ Chuẩn bị thuốc.
+ Chuẩn bị cơ sơ vật chất, trang thiết bị và phương tiện thi hành án.
Các nội dung và yêu cầu chuẩn bị được thực hiện theo Điều 4 và Điều 5 của Nghị định 43/2020/NĐ-CP.
– Đối với người bị kết án từ hình là phụ nữ:
Pháp luật Việt Nam có các quy định mang tính nhân đạo cho phụ nữ mang thai. Do đó, Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định tại Bộ luật hình sự. Điều kiện này được xác định để đảm bảo đủ điều kiện thi hành hình phạt cho tử tù đó.
Theo quy định pháp luật, không thi hành tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Tính chất nhân đạo này đảm bảo mang đến sự đầy đủ vật chất, tinh thần cho trẻ em trong giai đoạn đầu đời. Cũng như tôn trọng quyền con người.
Trong trường hợp này, tử tù không phải chấp hành hình phạt tử hình. Thay vào đó, án tử hình chuyển thành tù chung thân.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Quy trình thi hành án tử hình tiếng Anh là The process of executing the death penalty.
Tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc tiếng Anh là Death by lethal injection.
3. Trình tự thực hiện án tử hình:
Luật có quy định cụ thể về trình tự thực hiện, trong đó:
Căn cứ quy định của Luật thi hành án Hình Sự năm 2019 và Nghị định 43/2020/NĐ-CP:
– Thuốc được sử dụng khi thi hành án tử hình phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Thuốc phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.
+ Mục đích: Đảm bảo xác nhận đúng loại thuốc, liều lượng được sử dụng.
– Tư thế, cố định người chịu án tử hình: Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa. Phải bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu để mang lại hiệu quả cho quá trình thực hiện.
– Giai đoạn thực hiện được Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm đảm nhận. Trong đó thực hiện đủ các bước và trình tự sau:
3.1. Chuẩn bị thuốc:
Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc để sử dụng. Trong đó có một liều sử dụng chính thức và 02 liều dự phòng.
Một liều thuốc lại bao gồm nhiều loại thuốc khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định.
3.2. Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm:
Nhằm xác định chính xác tĩnh mạch, mang lại hiệu quả trong quá trình thực hiện. Trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch. Mục đích thực hiện nhằm xác định đúng vị trí, chức năng của các bộ phận, đảm bảo hiệu quả thi hành án.
3.3. Tiêm thuốc lần lượt theo các bước sau:
Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình ở bước trên. Lần lượt thực hiện tiêm các thuốc để làm mất trí giác, liệt hệ vận động và làm ngừng hoạt động của tim:
Bước 1: Trước tiên thực hiện tiêm thuốc làm mất trí giác.
Phải đảm bảo làm mất trí giác của người bị thi hành án trước khi chuyển sang các bước sau. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
Để cố định tử tù không còn khả năng nhận thức cũng như thực hiện các hành động. Phải đảm bảo hiệu quả của bước này trước khi thực hiện tiêm thuốc làm ngừng hoạt động tim.
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Đây là bước cuối cùng, có ý nghĩa quyết định trong việc tước đi mạng sống của người bị thi hành án. Khi thực hiện xong, phải tiến hành kiểm tra để đảm bảo kết quả trước khi đưa ra kết luận.
3.4. Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình:
Người bị thi hành án bị tước đoạt mạng sống, do đó mà kết quả của quá trình là tim ngừng hoạt động. Việc thực hiện các bước có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp. Tức là có thể thông qua các phương tiện, máy móc hỗ trợ hoặc người có chuyên môn từng bước thực hiện. Thực hiện kiểm tra và đánh giá kết quả thông qua máy điện tâm đồ.
Một liều thuốc sau khi tiêm xong phải được kiểm tra và báo cáo kết quả. Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba. Liều thuốc thứ 3 có tính chất quyết định việc thi hành án đã xong hay phải tạm dừng thi hành án do không đạt được kết quả.
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba, phải kiểm tra và
3.5. Kết luận người bị tử hình đã chết:
Kết luận được đưa ra khi người có chuyên môn đưa ra kết luận sau quá trình thực hiện. Hội đồng thi hành án tử hình thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xác nhận. Các bác sĩ pháp y và cán bộ thi hành án tử hình thực hiện phối hợp để đảm bảo hiệu quả thực hiện.
Bước 1: Được thực hiện sau khi kết thúc việc tiêm một, hai cho đến ba liều thuốc và nhận định được kết quả thi hành án. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
Bước 2: Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
Bước 3: Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
Biên bản thể hiện quá trình cũng như kết quả thực hiện. Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Trong đó có việc khai tử, tiến hành các công việc cần thiết khác để mai táng thi thể. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, quy định để đưa ra quyết định cuối cùng.
4. Người nhà được phép nhận thi hài tử tội:
Thủ tục khai tử là bắt buộc thực hiện, trong đó pháp luật cũng đặt ra trách nhiệm cho cơ quan thực hiện việc khai tử. Cơ quan có thẩm quyền giao Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án làm thủ tục khai tử cho người bị tử hình.
+ Quyết định thời gian tử hình không được thông báo công khai. Do đó trong thời hạn 3 ngày sau khi bản án đã được thi hành, trại tạm giam thông báo cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình biết. Đồng thời giao cho họ tiền, tài sản và đồ vật khác có liên quan của tử tù. Người thân được nhận lại các di vật hoặc có thể đưa ra đề nghị nhận thi hài, mai táng cho tử tội theo quy định pháp luật.
Việc thể hiện các đề nghị này phải được lập dưới dạng văn bản, trình lên cơ quan có thẩm quyền trước thời gian áp dụng hình phạt tử hình. Trường hợp trong thời gian tạm giam chờ thi hành án tử hình mà thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người bị tử hình có đơn đề nghị được nhận thi hài của người đã bị thi hành án tử hình để mai táng thì Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án tử hình xem xét, quyết định.
Tuy nhiên cũng có các yêu cầu mà người nhà phải tuân thủ nếu được chấp thuận việc tự mai táng cho tử tù. Bao gồm:
+ Người thân tự chịu chi phí liên quan nếu tổ chức việc mai táng, tổ chức mai táng theo nhu cầu.
+ Phải cam kết bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường khi thực hiện quá trình mai táng ở địa phương.
+ Đảm bảo an ninh, trật tự.
+ Được xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đề nghị đang cư trú.
Một số bình luận về việc áp dụng hình phạt tử hình:
Tử hình là hình phạt có tính răn đe cao nhất khi tước đi mạng sống của người phạm tội. Liên quan đến án tử hình, hiện nay Liên hợp quốc đang kêu gọi và nhiều nước đã từ lâu bỏ hình phạt tử hình vì tính thiếu nhân đạo của nó. Bởi nhiều lý lẽ được đưa ra, không một ai có quyền tước đi mạng sống của người khác.
Tại Việt Nam, án tử hình cũng đã được bãi bỏ ở một số tội danh. Hiện nay, đối với một số tội đặc biệt nghiêm trọng vẫn được áp dụng Hình phạt tử hình là hình phạt cao nhất.