Thanh tra thuế là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý thuế đánh giá việc chấp hành pháp luật của những người nộp thuế, thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế trên cơ sở phân tích dữ liệu có liên quan đến người nộp thuế. Dưới đây là quy trình thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế?.
Mục lục bài viết
1. Quy trình thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế?
Thanh tra thuế, kiểm tra thuế là những hoạt động kiểm tra và đánh giá hồ sơ khai thuế của các cá nhân, doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc chung được pháp luật quy định. So với kiểm tra thuế, thanh tra thuế là hoạt động diễn ra theo định kỳ đối với các tổ chức và doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh đa dạng và phức tạp, hoặc thanh tra thuế có thể được tiến hành đối với người nộp thuế khi nhận thấy có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật. Vì vậy việc thanh tra thuế hướng tới mục tiêu giải quyết những khiếu nại và tố cáo từ những thông tin được cung cấp bởi thủ trưởng cơ quan thuế hoặc bộ trưởng Bộ tài chính. Pháp luật cũng quy định cụ thể về trình tự và thủ tục thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
Căn cứ theo quy định tại Phần II quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế ban hành Quy trình kiểm tra thuế. Trình tự và thủ tục thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế. Trong giai đoạn này sẽ cần phải tiến hành các công việc như sau:
– Ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;
– Quyết định thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế cần phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất trong khoảng thời gian 03 ngày được tính kể từ ngày ban hành quyết định thanh tra thuế. Trường hợp cơ quan thuế hoặc bộ phận không trực tiếp quản lý người nộp thuế thực hiện hoạt động thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế thì cần phải gửi 01 bản cho cơ quan thuế hoặc bộ phận trực tiếp quản lý người nộp thuế làm đầu mối chuyển cho các bộ phận và ban ngành khác có liên quan;
– Trước khi công bố quyết định thanh tra thuế, trưởng đoàn kiểm tra cần phải phân công các thành viên thực hiện từng phần theo các nội dung ghi nhận trong quyết định thanh tra thuế;
– Bãi bỏ quyết định thanh tra, hoãn thanh tra, tạm dừng thanh tra, điều chỉnh quyết định thanh tra khi có đầy đủ căn cứ chứng minh được số thuế mà người nộp thuế đã khai là đúng sự thật, người nộp thuế đã nộp đầy đủ tiền thuế phải nộp;
– Trường hợp người nộp thuế vẫn đang trong quá trình hoạt động kinh doanh bình thường, vẫn thực hiện thủ tục khai thuế theo quy định của pháp luật, khi cơ quan ban hành quyết định thanh tra tuy nhiên người nộp thuế không nhận quyết định thanh tra, hoặc người nộp thuế có hành vi cố tình trốn tránh không chấp hành quyết định thanh tra, thì đoàn kiểm tra sẽ thực hiện thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính đối với người nộp thuế đỏ tại trụ sở;
– Biên bản vi phạm hành chính cần phải được lập theo quy định của pháp luật, nếu người vi phạm hoặc đại diện đơn vị vi phạm không có mặt hoặc có hành vi cố tình trốn tránh, hoặc vì lý do khách quan mà người vi phạm không kí vào biên bản vi phạm hành chính, thì biên bản vi phạm hành chính đó cần phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã, phường nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc cần phải có ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận. Trong trường hợp không có sự xác nhận của chính quyền địa phương hoặc không có sự xác nhận của người chứng kiến thì người lập biên bản cần phải ghi rõ lý do.
Giai đoạn 2: Tiến hành hoạt động thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế. Trong giai đoạn này sẽ thực hiện các công việc sau:
– Công bố quyết định thanh tra thuế;
– Thực hiện hoạt động thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế;
– Lập biên bản thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;
– Xử lý kết quả kiểm tra, thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế, ghi nhật ký thanh tra;
– Giám sát hoạt động thanh tra, theo dõi và đôn đốc thực hiện kết quả sau khi thanh tra.
2. Việc lựa chọn người nộp thuế để lập kế hoạch và chuyên đề thanh tra:
Căn cứ theo quy định tại mục III phần II quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế ban hành Quy trình kiểm tra thuế, thì cơ quan thuế cần phải thực hiện hoạt động lựa chọn người nộp thuế để lập kế hoạch và lập chuyên đề kiểm tra, thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế. Cụ thể như sau:
– Quá trình lựa chọn cần phải căn cứ vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau, lựa chọn thông qua hoạt động phân tích đánh giá tuân thủ quy định pháp luật trong lĩnh vực thuế và phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế. Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống thấp, không trùng lặp với người nộp thuế đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch kiểm tra, kết quả xem xét lựa chọn người nộp thuế đã quá 05 năm chưa được thực hiện thanh tra/kiểm tra thuế;
– Lựa chọn ngẫu nhiên, truy nhiên không quá 10%. Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch và chuyên đề thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế do bộ phận lập kế hoạch lựa chọn một cách ngẫu nhiên, sử dụng chức năng hỗ trợ lựa chọn ngẫu nhiên thông qua các ứng dụng hỗ trợ lập kế hoạch;
– Danh sách người nộp thuế được lựa chọn thanh tra theo kế hoạch và chuyên đề thanh tra hằng năm, trong đó bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên của người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ của các đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra, chuyên đề thanh tra, thời gian dự kiến thanh tra theo mẫu do pháp luật quy định (hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế ban hành Quy trình kiểm tra thuế);
– Việc lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch và chuyên đề thanh tra thuế cần phải tránh sự sai lầm, trùng lặp hoặc chồng chéo với quy định của Luật quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Trường hợp bãi bỏ quyết định thanh tra, kiểm tra thuế:
Căn cứ tại phần II của Quyết định 970/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế ban hành Quy trình kiểm tra thuế, có quy định như sau: Đối với trường hợp kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế, trước khi công bố quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế mà người nộp thuế cung cấp các tài liệu và giải trình chứng minh được số thuế khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp. Sau đó, trong khoảng thời gian thời hạn 05 ngày làm việc, trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quan thuế ra Quyết định bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế theo mẫu số 06/KTT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Cụ thể:
– Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra, tuy nhiên người nộp thuế đã bỏ kinh doanh;
– Hoặc người nộp thuế có văn bản đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn thuế hoặc người đại diện người nộp thuế vắng mặt trong thời gian dài bởi sự kiện bất khả kháng;
– Hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động hoặc chưa chấm dứt hoạt động nhưng không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
– Hoặc các cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra đang điều tra, thanh tra doanh nghiệp;
– Hoặc trường hợp người nộp thuế có văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế. Quyết định kiểm tra được ban hành những nội dung và kỳ kiểm tra trùng lặp với quyết định thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 970/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế ban hành Quy trình kiểm tra thuế;
– Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Thông tư 13/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
THAM KHẢO THÊM: