Hợp đồng dầu khí. Quy trình thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí theo quy định của Nghị định 115/2009/NĐ-CP.
Hợp đồng dầu khí. Quy trình thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí theo quy định của Nghị định 115/2009/NĐ-CP.
Dầu khí thiên nhiên là một trong những tài nguyên thiên nhiên có vai trò trọng yếu trong ngành công nghiệp khai khoáng của nước ta, góp phần làm tăng nguồn ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước phát triển. Nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này Chính phủ đã cho ban hành Nghị định 115/2009/NĐ-CP.
Theo quy định tại Nghị định 115/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí và Quy chế đấu thầu tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ban hành kèm theo Nghị định 34/2001/NĐ-CP thì tại Điều 1, Khoản 16, Nghị định 115/2009/NĐ-CP, tức là Điều 66b, Khoản 1, Nghi định 48/2000/NĐ-CP, thì hồ sơ thẩm định chuyển nhượng quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng dầu khí;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức; Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân tham gia hợp đồng dầu khí;
c) Hợp đồng chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí;
d) Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng dầu khí.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh thuộc về Bộ Công thương, các Bộ, ngành có liên quan, cũng như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, chủ thế có nhu cầu thẩm định thì phải nộp hồ sơ thẩm định việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí được nộp tại Bộ Công Thương gồm 08 bộ, trong đó có 01 bộ gốc.
Về quy trình thẩm định thì sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan. Sau đó 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định, kèm theo ý kiến của các Bộ, ngành và đề xuất ý kiến để Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí. Cuối cùng, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phê duyệt chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Với những quy định trên đây của Nghị định 115/2009/NĐ-CP, mong rằng, ngành công nghiệp khai khoáng sẽ phát triển, góp phần ổn định nguồn thu ngân sách, cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.