Kiểm toán xây dựng cơ bản là công việc thu thập thông tin về dự án, công tác quyết toán vốn đầu tư của dự án từ đó đưa ra ý kiến một cách độc lập của công ty kiểm toán, các kiểm toán viên. Vậy, quy trình, nội dung và vai trò của kiểm toán xây dựng cơ bản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nội dung của kiểm toán xây dựng cơ bản:
Kiểm toán xây dựng cơ bản bao gồm các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý, hợp pháp của dự án.
Thứ hai, kiểm tra tình trạng công nợ, thiết bị, vật tư của dự án còn tồn đọng.
Thứ ba, xem xét mức độ phù hợp giữa khối lượng công tác xây dựng, số lượng và chủng loại, khối lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng.
Thứ tư, mức độ đầy đủ và phù hợp của hồ sơ quyết toán dự án khi thực hiện đối chiếu với hướng dẫn quyết toán dự án được Bộ Tài Chính ban hành.
Thứ năm, kiểm tra tính hợp lý của các loại chi phí khi xây dựng dự án: chi phí đầu tư, chi phí thiết bị, chi phí xây lắp, các khoản chi phí khác.
Thứ sáu, kiểm tra tình hình cấp phát vốn đầu tư.
Thứ bảy, kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý khi áp dụng định mức, giá xây dựng dự án và những quy định về việc xác định các khoản thu chi phí dự án.
2. Quy trình kiểm toán xây dựng cơ bản:
Quy trình kiểm toán xây dựng cơ bản được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán xây dựng cơ bản
Theo đó, khi lập kế hoạch kiểm toán xây dựng cơ bản phải đảm bảo hoàn thành gồm 2 bộ phận cơ bản là kế hoạch kiểm toán tổng thể (mô tả phạm vi và cách thức tiến hành cuộc kiểm toán) và chương trình kiểm toán (xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể).
Theo đó thì kế hoạch kiểm toán tổng thể cần đầy đủ, chi tiết, làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Còn đối với chương trình kiểm toán thì phải đảm bảo mục tiêu kiểm toán, thực hiện đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Bước 2: Gửi kế hoạch kiểm toán xây dựng cơ bản tới khách hàng
Theo đó, sau khi đã lập kiểm toán xây dựng cơ bản xong thì phải tiến hành gửi kế hoạch kiểm toán kèm theo danh mục các tài liệu cần cung cấp đến khách hàng trước khi cử Đoàn cán bộ đến thực hiện cuộc kiểm toán.
Bước 3: Thực hiện kiểm toán xây dựng cơ bản
Theo đó, khi Đoàn cán bộ thực hiện cuộc kiểm toán đến thì phải thực hiện công tác giao – nhận hồ sơ, tài liệu mà đơn vị đã chuẩn bị sẵn theo danh mục đã gửi trước đó.
Khi kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thì cần phải lưu ý các nội dung như là: Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án (sự phù hợp của việc thương thảo và ký kết các hợp đồng giữa Chủ Đầu tư với các Nhà thầu so với các quy định của pháp luật về hợp đồng và quyết định trúng thầu của cấp có thẩm quyền; việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng, việc chấp hành trình tự, thủ tục lựa chọn Nhà thầu theo quy định của pháp luật về lựa chọn Nhà thầu); kiểm tra nguồn vốn đầu tư (cơ cấu vốn và số vốn đầu tư thực hiện, đã thanh toán theo từng nguồn vốn qua từng năm so với số được duyệt; việc điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư của dự án có chấp hành đúng chế độ và thẩm quyền quy định không sự phù hợp giữa thực tế sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu nguồn vốn đầu tư xác định trong quyết định đầu tư); kiểm tra chi phí đầu tư( chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí xây dựng; chi phí quản lý dự án; chi phí thiết bị)
Theo đó, trong quá trình thực hiện triển khai 07 nội dung kiểm toán kiểm toán viên chủ động gửi công văn đề nghị cung cấp tài liệu còn thiếu cần bổ sung tới Khách hàng, trong đó sẽ nêu rõ khách hàng cần chuẩn bị và thu thập những tài liệu cần thiết.
Kiểm toán viên sẽ báo cáo với Chủ Đầu tư toàn bộ những điểm sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới kết quả của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành mà chúng tôi phát hiện trong quá trình kiểm toán.
Bước 4: Kết thúc kiểm toán xây dựng cơ bản
Theo đó, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán. Sau đó, lập báo cáo kiểm toán; xử lý các công việc phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán; kiểm toán xây dựng cơ bản
Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán, Công ty kiểm toán sẽ phát hành bản báo cáo kiểm toán dự thảo và gửi tới Khách hàng, cùng kế hoạch bảo vệ số liệu.
Ý kiến của kiểm toán viên về những vấn đề trình bày trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, bao gồm các nội dung như là: Hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư; giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành; quyết toán các khoản chi phí khác; nguồn vốn đầu tư; giá trị khối lượng thiết bị hoàn thành; giá trị tài sản bàn giao đưa vào sử dụng; chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản; tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng.
3. Vai trò của kiểm toán xây dựng cơ bản:
Như đã phân tích ở các phần mục trên thì có thể thấy rằng kiểm toán xây dựng cơ bản được sử dụng bởi các chủ đầu tư; các công ty xây dựng thậm chí là ban quản lý cấp tham mưu phê duyệt dự án thuộc ban ngành của huyện hoặc các huyện làm chủ đầu tư và các ban quản lý dự án đầu tư. Kiểm toán xây dựng cơ bản sẽ giúp các đối tượng sử dụng này kịp thời xử lý các vấn đề bất cập phát sinh cần khắc phục, các sai phạm trọng yếu như: Các vấn đề trong quá trình giải ngân, cấp pháp vốn hoặc một số vấn đề khác thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản,…
Bên cạnh đó thì có thể thấy rằng các ý kiến được đưa ra trong báo cáo kiểm toán sẽ là cơ sở để xem xét các khía cạnh trọng yếu, đánh giá xem dự án có đáp ứng đúng các quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng hay không
Đồng thời, kiểm toán xây dựng cơ bản hướng tới mục đích chính nhằm gia tăng độ tin cậy cho báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và là cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án cân nhắc thông qua báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Mà, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có thể hiện chính xác, phù hợp với tình hình quyết toán công trình tính tại thời điểm báo cáo hay không, có tuân thủ các chuẩn mực kế Sử dụng kiểm toán xây dựng công trình sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như là tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện kiểm toán; hoàn thiện hồ sơ hợp lệ, đúng và đủ phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Mẫu báo cáo kiểm toán mới nhất:
Công ty kiểm toán…..
Địa chỉ, điện thoại, fax…
Số: … /
BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Kính gửi: …….
Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính kèm theo của Công ty ABC, được lập ngày…, từ trang…đến trang…., bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày….., Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Trách nhiệm của Ban Giám đốc
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không.
Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.
Ý kiến của Kiểm toán viên
Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/201x, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
….., ngày…tháng…năm…
Công ty kiểm toán… | |
Tổng Giám đốc (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:… Kiểm toán viên (Họ và tên, chữ ký) | Kiểm toán viên (Họ và tên, chữ ký) Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:… |