Trẻ em mầm non là giai đoạn vô cùng quan trọng đánh giá sự khởi đầu của quá trình học tập, phát triển của trẻ nhỏ, vì vậy việc xây dựng nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ được các bậc phụ huynh quan tâm. Dưới đây là quy trình đón chả trẻ em mầm non hằng ngày giáo viên nên biết.
Mục lục bài viết
1. Quy trình đón trả trẻ mầm non hàng ngày giáo viên cần biết:
Quy trình đón trả trẻ em mầm non hằng ngày nên được thực hiện như sau:
I. Đón trẻ:
Cần phải lưu ý về thời gian đón trẻ. Vào mùa hè thì thời gian đón trẻ sẽ được bắt đầu từ 06.45p đến 07.45p . Mùa đông thì thời gian đó sẽ được kéo dài hơn, từ 07.00 sáng đến 08.00 sáng.
(1) Trước khi đón trẻ, các cô cần phải chuẩn bị một số công việc như sau:
Các cô cần phải đến lớp trước 15 phút để kiểm tra vệ sinh, đảm bảo vệ sinh thông thoáng, sắp xếp đồ dùng trong lớp gọn gàng và sạch sẽ;
Chuẩn bị đồ chơi, nước uống, nước sinh hoạt trong ngày đầy đủ cho trẻ em;
Chuẩn bị đồ chơi và góc chơi cho trẻ em chơi và sinh hoạt.
(2) Trong giờ đón trẻ em, các cô cần phải có thái độ niềm nở và vui vẻ đối với trẻ em và học sinh. Cụ thể như sau:
– Các cô cần phải có thái độ vui vẻ và niềm nở đối với trẻ em, phụ huynh đưa đón trẻ em. Các cô cần phải tập cho trẻ em thói quen vòng tay chào cô và bố mẹ trước khi vào lớp học. Đối với trẻ em thì cô cần phải dạy cho trẻ em thói quen tự cất đồ dùng cá nhân như túi xách, mũ, dép đúng nơi quy định;
– Cô hỏi thăm trẻ em, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ em, về thói quen của trẻ em đối với những trẻ em mới đến lớp, thông báo cho phụ huynh những điều cần biết và nhắc nhở cho phụ huynh những quy định chung của lớp học, nhắc nhỏ phụ huynh thời gian đón trẻ em;
– Các cô giáo cần phải hướng dẫn cho trẻ em lựa chọn góc chơi bằng cách lấy ký hiệu khóc của trẻ để gắn vào gốc trẻ chọn chơi hằng ngày, cô cần phải bao quát tất cả trẻ em trong lớp;
– Đối với một số trẻ em mới đi học, trẻ thường hay khóc vì chưa quen cô, chưa quen bạn thì các cô cần phải tạo ra thái độ gần gũi với trẻ em, tiếp xúc với trẻ, làm quen với trẻ nhiều hơn khi có ba mẹ trẻ em để tạo niềm tin cho ba mẹ trẻ em, đồng thời tạo cho trẻ em thói quen với các cô giáo và các bạn học trong lớp, tạo cho trẻ em thói quen thích đến lớp học;
– Cô điểm danh, kiểm tra sĩ số để theo dõi trẻ em trong ngày và báo chế độ ăn xuống nhà bếp.
II. Trả trẻ em:
Cần phải lưu ý về thời gian, vào mùa hè thì sẽ thực hiện từ 16.30 đến 17.00. Vào mùa đông cũng sẽ được thực hiện trong khung giá tương tự. Một số yêu cầu trong hoạt động trả trẻ em đó là, người đón trẻ phải là bố hoặc mẹ của trẻ em, nếu là người khác đón thì giáo viên cần phải gọi điện liên hệ với phụ huynh để xác minh thông tin trước khi đưa đón trẻ em. Nếu phụ huynh đến muộn thì giáo viên cần phải liên lạc và đợi phụ huynh đến đón, không được phép gửi trả em cho người quen hoặc người hàng xóm trông giữ.
(1) Trước khi trả trẻ em, cô giáo cần phải chuẩn bị một số công việc như sau:
– Cô giáo trò chuyện vui vẻ cùng với trẻ;
– Khuyến khích trẻ em học tập, nêu gương tốt trong ngày;
– Hướng dẫn trẻ em vệ sinh cá nhân như rửa tay, sửa soạn quần áo, đầu tóc gọn gàng, lâu mặt sạch sẽ;
– Chơi tự do hoặc xem truyện tranh, đọc thơ, kể chuyện, chơi các loại trò chơi dân gian;
– Tùy theo thời gian và điều kiện thời tiết khác nhau, có thể cho trẻ em chơi với đồ chơi ngoài trời có sự giám sát chặt chẽ của các cô giáo, không được cho trẻ em ngồi một chỗ để cho bố mẹ đến đón tạo ra sự buồn chán và tẻ nhạt.
(2) Trong giờ trả trẻ em:
– Khi phụ huynh đến đón trẻ em, cô giáo cần phải trao đổi với phụ huynh một số thông tin cần thiết liên quan tới tình hình học tập và sức khỏe trong ngày của trẻ em cùng với một số hoạt động trên lớp để phụ huynh nắm bắt được tình hình của con và có phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ phù hợp, kịp thời với nhà trường và cô giáo trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ em;
– Trước khi ra về thì giáo viên cần phải nhắc nhỏ trẻ em chào cô giáo và chào các bạn trong lớp;
– Nhắc nhỏ phụ huynh về lịch học của sáng tiếp theo. Tuy nhiên cần phải lưu ý, tất cả các hoạt động ngoại khóa và các ngày lễ hội thì giáo viên cần phải đón và trả trẻ em tại lớp.
2. Giáo viên cần lưu ý gì trong hoạt động đón trả trẻ?
Một số lưu ý trong hoạt động đón trả trẻ em mà giáo viên cần phải lưu ý như sau:
– Về vấn đề vệ sinh phòng học. Cô giáo cần phải đến lớp sớm để đảm bảo cho phòng học vệ sinh được thông thoáng, kiểm tra và sắp xếp các đồ dùng học tập, vui chơi cho trẻ em một cách ngăn nắp;
– Về vấn đề đón trẻ. Cô giáo cần phải giữ thái độ vui vẻ, ân cần niềm nở, cô giáo cần phải rửa tay sắc khuẩn cho trẻ em, nhắc trẻ em chào cô và chào bố mẹ trước khi ra về. Cần phải trao đổi nhanh chóng với phụ huynh về tình hình sức khỏe và thái độ của trẻ em khi ở lớp học, đồng thời trao đổi với phụ huynh cách giữ trẻ an toàn. Cần phải dạy cho trẻ em các cháu cô giáo và chào bố mẹ, hướng dẫn cho trẻ em cách lấy đồ dùng cá nhân và cách cất đồ dùng cá nhân, tuyên dương trẻ em trước mặt phụ huynh để tạo ra động lực cho trẻ em trong mỗi lần đến lớp;
– Về vấn đề thể dục buổi sáng. Cô giáo cần phải cho trẻ em tập thể dục trong lớp hoặc tập thể dục Ngoài trời dưới sự giám sát của giáo viên đối với những bài tập thể dục buổi sáng đơn giản. Trẻ tập thể dục đối với những động tác đơn giản liên quan đến cổ tay, đầu gối, cổ chân hoặc một vài hoạt động nhộn nhịp như thể dục aerobic để tạo nên một ngày làm việc năng lượng;
– Tiến hành hoạt động điểm danh. Cô giáo bắt đầu cho trẻ em ngồi xuống vào vị trí chỗ của riêng mình, lần lượt gọi tên từng trẻ em để phát hiện và kiểm tra trả em nào vắng mặt vào trả em nào đến lớp, trẻ em sẽ điểm tên theo danh sách theo tên gọi của mình, sau đó bắt đầu cho trẻ em vui chơi giải trí.
Nhìn chung, giáo viên mầm non là một trong những ngành nghề vô cùng quan trọng vì vậy cần phải tuân thủ theo đúng đạo đức nghề nghiệp và cần phải có quy trình chăm sóc, giáo dục trẻ em nhất định để tạo điều kiện cho trẻ em phát triển lành mạnh và bổ ích.
3. Một số mục tiêu và nội dung giáo dục trẻ mầm non hiện nay:
Chương trình giáo dục mầm non cần phải đảm bảo sự phát triển hài hòa về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ em vào trường tiểu học. Cụ thể:
Thứ nhất, cần phải đảm bảo khả năng phát triển về thể chất. Bao gồm:
– Khỏe mạnh, cân bằng và phát triển chiều cao bình thường phù hợp với lứa tuổi;
– Có một số hoạt động thể chất, đảm bảo khả năng nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ.,
– Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian;
– Biết sử dụng kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay, có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của chế độ ăn uống đối với sức khỏe;
– Có một số thói quen và kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn cho bản thân.
Thứ hai, phát triển về nhận thức. Cụ thể như sau:
– Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các hiện tượng sự vật của thế giới xung quanh;
– Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, ghi nhớ có chủ định;
– Có khả năng phát hiện và giải quyết một số vấn đề đơn giản theo nhiều cách thức khác nhau;
– Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng nhiều cách thức khác nhau như hành động, hình ảnh, lời nói với ngôn ngữ nói là chủ yếu;
– Có một số hiểu biết ban đầu về sự vật, hiện tượng xung quanh, thế giới, con người và một số khái niệm cơ bản.
Thứ ba, phát triển về ngôn ngữ. Cụ thể như sau:
– Có khả năng nghe, hiểu được lời nói của giáo viên trong hoạt động giao tiếp hằng ngày, có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau như nét mặt, lời nói, cử chỉ, điệu bộ;
– Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày, có khả năng nghe và kể lại các câu chuyện, kể lại các sự việc;
– Có khả năng cảm nhận vần điệu và thơ ca, ca nhạc phù hợp với lứa tuổi, có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết, có ý thức về bản thân;
– Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, hiện tượng xung quanh và sự vật;
– Có một số phẩm chất cá nhân như tự lực, mạnh dạn, tự tin.,
– Có một số lối sống kỹ năng cơ bản như tôn trọng, thân thiện, quan tâm, chia sẻ, hợp tác, chăm chỉ;
– Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, có khả năng cảm nhận cảm xúc và sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình, yêu thích và hào hứng đối với các hoạt động văn hóa nghệ thuật, có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.
THAM KHẢO THÊM: