Quy trình đấu thầu lại sau khi hủy thầu như thế nào? Quy trình đấu thầu khi tổ chức đầu thầu lại vì không lựa chọn được nhà thầu.
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi có đấu thầu mua sắm xe máy đào với hình thức chào hàng cạnh tranh, nhưng kết quả là không lựa chọn được nhà thầu do hồ sơ đề xuất không đáp ứng điều kiện tiên quyết. Xin Luật sư cho hỏi sau khi hủy thầu theo khoản 1 Điều 17 của
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật Đấu thầu năm 2013;
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm đấu thầu
- 2 2. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
- 3 3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- 4 4. Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng
- 5 5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
- 6 6. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng
- 7 7. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh thông thường
1. Khái niệm đấu thầu
Theo Luật Đấu thầu năm 2013: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Nói một cách đơn giản, đấu thầu là quá trình bên mời thầu lựa chọn nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) đáp ứng các yêu cầu của mình. Bên mời thầu thực hiện đấu thầu để các nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của việc này là tìm được nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất. Do đó, đấu thầu là một hình thức kinh doanh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển, mang lại lợi ích to lớn cho chủ đầu tư nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.
Theo như đề cập, công ty bạn lựa chọn đấu thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ. Cụ thể:
Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.
Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
– Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
– Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
- Về điều kiện Hồ sơ mời thầu:
Hồ sơ mời thầu (HSMT) bao gồm các nhóm như sau:
+ Nhóm 1 gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm của NT dựa trên tính chất, quy mô của một gói thầu cụ thể.
+ Nhóm 2 bao gồm các yêu cầu cực kỳ quan trọng mà khi tham dự thầu chỉ cần không đáp ứng dù chỉ 1 nội dung trong số các yêu cầu này thì hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu (NT) sẽ bị loại ngay, không được đánh giá tiếp. Các yêu cầu thuộc nhóm này gọi là tính hợp lệ của HS hồ sơ dự thầu DT (trước đây trong Luật Đấu thầu 2005 nhóm yêu cầu này được gọi là các điều kiện tiên quyết). Chẳng hạn, đó là yêu cầu về sự hợp pháp của đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh, thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bảo đảm dự thầu…, cuối cùng là tư cách hợp lệ của NT (gồm đăng ký hoạt động hợp pháp, hạch toán tài chính độc lập, không đang trong quá trình giải thể… và đã đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia).
Điều kiện tiên quyết (yêu cầu quan trọng) trong mẫu hồ sơ mời thầu đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành là những yêu cầu không thể bỏ qua đối với bất kỳ hồ sơ mời thầu nào thì nó đã bị bỏ qua trong trường hợp này. Theo quy trình, sau khi hồ sơ mời thầu được lập sẽ phải qua thẩm định để có cơ sở trình chủ đầu tư xem xét, quyết định. Luật Đấu thầu (Điều 18 khoản 2) quy định đối với đấu thầu rộng rãi, trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Luật sửa đổi, chủ đầu tư là người phê duyệt hồ sơ mời thầu nên chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về nôi dung hồ sơ mời thầu.
- Về giải pháp khi hồ sơ mời thầu không phù hợp
Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn thực hiện quy trình đấu thầu với hình thức chào hàng cạnh tranh nhưng không lựa chọn được nhà thầu phù hợp do hồ sơ đề xuất không đáp ứng điều kiện tiên quyết.
Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu năm 2013 quy định một trong các trường hợp hủy thầu như sau:
“1. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
…”
Như vậy, bạn thuộc trường hợp hủy thầu. Trong trường hợp công ty bạn muốn thực hiện thủ tục đấu thầu để tìm được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu thì công ty bạn vẫn thực hiện quy trình thủ tục đấu thầu như cũ.
Căn cứ vào Điều 58
2. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
+ Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
+ Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
– Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
– Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.
3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
+ Bên mời thầu đăng tải
Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong
+ Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP;
+ Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất;
+ Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung: Tên nhà thầu; giá chào; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.
4. Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng
+ Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;
+ Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và không vượt giá gói thầu sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng;
+ Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Theo đó:
Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định và được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.
6. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
7. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh thông thường
+ Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ yêu cầu;
+ Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ yêu cầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
+ Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất;
+ Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
+ Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;
+ Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu.