Đấu thầu hạn chế qua mạng có lẽ hiện nay vẫn là một trong những hình thức đấu thầu không thực sự quá phổ biến, tuy nhiên vẫn được nhiều bên áp dụng để lựa chọn các nhà đầu tư. Dưới đây là quy trình đấu thầu hạn chế qua mạng mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Quy trình đấu thầu hạn chế qua mạng mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của
– Gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao về chuyên môn, gói thầu có đưa ra các yêu cầu kỹ thuật mang tính chất đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng cho yêu cầu của gói thầu đó;
– Các nhà thầu có tiến hành hoạt động tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu đủ thầu hạn chế ghi nhận trong các điều ước quốc tế, các thỏa thuận vay nước ngoài.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, đấu thầu hạn chế qua mạng cũng là khái niệm được hiểu tương tự giống như hình thức đấu thầu hạn chế. Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về trình tự đấu thầu hạn chế. Theo đó, quy trình đấu thầu hạn chế qua mạng sẽ được thực hiện theo các giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu. Ở trong giai đoạn này, bên mời thầu sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật. Có thể kể đến các nội dung mà bên mời thầu cần phải chuẩn bị bao gồm: lựa chọn danh sách nhà thầu, lập hồ sơ mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu phải tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ, phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Bước 2: Tổ chức hoạt động lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật. Bên mời thầu sẽ tiến hành hoạt động mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, sửa đổi hồ sơ mời thầu trong trường hợp cần thiết, làm rõ và đính chính hồ sơ mời thầu. Sau đó, thực hiện hoạt động chuẩn bị, nộp hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, quản lý và sửa đổi hồ sơ trong trường hợp cần thiết, rút hồ sơ mời thầu phải tiến hành hoạt động mở hồ sơ đề xuất về kĩ thuật.
Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu. Trong giai đoạn này, bên mời thầu sẽ tiến hành các hoạt động cơ bản như sau: Tiến hành hoạt động kiểm tra và đánh giá tính hợp lý của hồ sơ đề xuất về kĩ thuật, tiến hành thủ tục đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kĩ thuật theo quy định của pháp luật, thực hiện thủ tục phê duyệt danh sách các nhà thầu đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kĩ thuật mà bên mời thầu đã đưa ra trước đó.
Bước 4: Tiến hành hoạt động thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Theo đó, riêng đối với loại hình gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc cung ứng các loại dịch vụ phí tư vấn áp dụng trong hoạt động đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp, gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trong trường hợp cần thiết thì bên mời thầu hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục thương thảo hợp đồng với các nhà thầu sếp hạng thứ nhất. Sau đó, tiến hành hoạt động trình kết quả, thẩm định và phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, giải thích đầy đủ lý do các nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu trong trường hợp cần thiết.
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng.
2. Thông tin cơ bản về đấu thầu hạn chế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về các thông tin cơ bản của đấu thầu hạn chế cần phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Cụ thể như sau:
– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn các nhà đầu tư trong hoạt động đấu thầu;
– Thông báo mời quan tâm đến hoạt động đấu thầu phải thông báo mời sơ tuyển;
– Thông báo mời chào hàng trong hoạt động đấu thầu, thông báo mời thầu trong hoạt động đấu thầu;
– Danh sách ngắn các nhà thầu;
– Kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn các nhà đầu tư;
– Kết quả mở thầu đối với hoạt động đấu thầu qua mạng;
– Hoạt động thông tin xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đấu thầu;
– Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất, bất động sản;
– Cơ sở dữ liệu về các nhà đầu tư, cơ sở dữ liệu về các nhà thầu, các chuyên gia đấu thầu, các giảng viên đấu thầu và các cơ sở đào tạo khác;
– Các thông tin khác có liên quan.
3. Phương thức lựa chọn nhà thầu đối với hình thức đấu thầu hạn chế:
Căn cứ theo quy định tại Chương II luật đấu thầu năm 2023 có quy định về các phương thức lựa chọn nhà thầu. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Phương thức này sẽ được áp dụng trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Hoạt động đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ phí tư vấn, các gói thầu cung cấp hoạt động mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc hỗn hợp;
– Chào hàng cạnh tranh đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ phí tư vấn, hoạt động mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc các gói thầu hỗn hợp cung cấp các loại hàng hóa và xây lắp đồng thoại;
– Chỉ định thầu đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phí tư vấn, mua sắm hàng hóa hoặc xây lắp;
– Mua sắm trực tiếp đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa.
Đồng thời, nhà thầu cần phải nộp hồ sơ dự thầu, đồng thời kèm theo đó là hồ sơ đề xuất trong đó bao gồm đề xuất về kĩ thuật và đề xuất về tài chính. Việc mở đầu sẽ được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ.
Thứ hai, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Phương thức này sẽ được áp dụng trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Hoạt động đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn;
– Hoạt động đấu thầu rộng rãi, đủ thầu hạn chế đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ phí tư vấn, cung cấp hoạt động mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc hỗn hợp, tuy nhiên đòi hỏi kĩ thuật cao, chuyên môn nghiệp vụ cao theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ.
Thứ ba, phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ. Phương thức này sẽ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, các gói thầu xây lắp, hỗn hợp, tuy nhiên chưa xác định được chính xác các yêu cầu về kĩ thuật cụ thể, chưa xác định được các yêu cầu đầy đủ cho gói thầu tại thời điểm tổ chức hoạt động đấu thầu.
Thứ tư, phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ. Phương thức này sẽ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp hoặc hỗn hợp, gói thầu đó có yêu cầu về kĩ thuật công nghệ mới, có tính chất phức tạp, mang đặc điểm đặc thù, tuy nhiên chưa xác định được chính xác các yêu cầu về kĩ thuật cụ thể và đầy đủ cho các gói thầu tại thời điểm tổ chức hoạt động đấu thầu trên thực tế. Trong giai đoạn này, các nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, trong đó không bao gồm giá dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu căn cứ thiết kế cơ sở hoặc thông số kỹ thuật của gói thầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu 2023;
– Thông tư 16/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ngưng hiệu lực của Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT ngày 15/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.