Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu đối đa là bao lâu? Có được phép kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu không? Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định mới nhất.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi theo quy định pháp luật đấu thầu quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về đánh giá hồ sơ dự thầu như sau:
* Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:
– Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
– Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
– Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
*Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
– Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
– Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
– Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
– Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
– Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
– Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
– Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
– Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
* Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
– Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
– Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
* Đánh giá về kỹ thuật và giá:
– Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
– Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất), giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).
Luật sư
* Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu để xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
– Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;
– Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;
– Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
– Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý.
Mục lục bài viết
Có được kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu là bao lâu, nếu gói thầu của bên tôi thuộc gói thầu xây lắp nó phức tạp về phần kỹ thuật thì bên tôi có được phép kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu không? Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Theo quy định của Luật đấu thầu 2013, các khoảng thời hạn được quy định cụ thể trong từng bước đấu thầu để lựa chọn nhà thầu như lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch…, theo đó thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu cũng được quy định tại Điều 12 Luật đấu thầu 2013 như sau:
“…g) Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhung không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án;…”
Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến ngày 15/2/2016 Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT có hiệu lực áp dụng, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu được xác định cụ thể thêm như sau:
“Điều 4. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt, kể cả thời gian thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.”
Như vậy, nếu bên bạn có căn cứ xác định gói thầu của bên bạn phức tạp thì vẫn có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu nhưng quan trọng là phải đảm bảo tiến độ thực hiện của dự án.
Thời gian tối đa đánh giá hồ sơ dự thầu trong đấu thầu
Tóm tắt câu hỏi:
Trong thời hạn của
Luật sư tư vấn:
Điểm g khoản 1 Điều 12 Luật Đấu thầu 2013 quy định về thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất như sau:
– Đấu thầu trong nước: thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất là 30 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
– Đấu thầu quốc tế: Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất là 40 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
– Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.
Như vậy, nếu kết thúc thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất 40 ngày và trong trường hợp cần thiết nếu được chủ đầu tư chấp thuận và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án thì có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất thêm không quá 20 ngày.
Kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư. Cho tôi hỏi đối với gói thầu xây lắp quy mô nhỏ có được kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu không ạ (theo Điều 64 Nghị định 63 của Chính phủ là 25 ngày). Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điểm g Khoản 1 Điều 12 Luật Đấu thầu 2013 quy định:
“g) Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhung không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án;”
Như vậy, theo quy định, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu trong nước là 45 ngày. Còn đối với gói thầu có quy mô nhỏ thì Chính phủ sẽ quy định chi tiết về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Cụ thể, theo điểm d, khoản 2 Điều 64
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu bao nhiêu ngày?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật sư giúp xem xét cho câu hỏi sau: Trong Luật đấu thầu quy định: Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày, vậy hiểu là 45 ngày làm việc thì có bị cho là hiểu sai hay không? Vì nội quy lao động được nghỉ ngày chủ nhật và lễ, tết. Nếu là sai thì quy định cụ thể tại điều khoản nào trong Luật đấu thầu. Xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại điểm g) Khoản 1 Điều 12 Luật đấu thầu 2013 như sau:
“Điều 12. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
1. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu:
…
g) Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhung không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án;”
Theo quy định trên, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày và khoảng thời gian này được hiểu là ngày bình thường bao gồm cả nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết.
Hiện nay, Luật đấu thầu 2013 không có điều khoản nào hướng dẫn cụ thể về cách tính thời gian này, do đó hiểu 45 ngày này là ngày bình thường, không phải ngày làm việc tức có nghĩa là bao gồm cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, tết.