Cổ phần hóa là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam.
Cổ phần hóa là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Căn cứ theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP và Nghị định 189/2013/NĐ-CP thì quá trình cổ phấn hóa doanh nghiệp được thực hiện theo một trình tự như sau:
Bước 1: Xây dựng Phương án cổ phần hoá
1. Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá và tổ giúp việc.
1.1. Cơ quan quyết định cổ phần hoá ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá đồng thời với Quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp.
1.2. Trưởng Ban chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hoá trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá.
2. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu:
Trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hoá, Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp tiến hành:
2.1. Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hoá.
2.2. Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:
– Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp.
– Các Hồ sơ pháp lý về tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê).
– Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ đã xử lý theo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp).
– Hồ sơ về tài sản không cần dùng, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất (nếu có), tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi.
– Hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang (kể cả các công trình đã có quyết định đình hoãn).
– Hồ sơ về các khoản vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư dài hạn khác.
–
– Lập dự toán chi phí cổ phần hóa theo chế độ quy định.
3. Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp:
Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tiến hành:
3.1. Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
3.2. Xác định giá trị doanh nghiệp:
Ban chỉ đạo cổ phần hoá lựa chọn (hoặc đấu thấu lựa chọn) tổ chức định giá để giao cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng định giá hoặc giao cho
Tổ giúp việc, doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp.
Trường hợp Tổ chức tư vấn có chức năng định giá thì có thể thuê trọn gói: lập phương án cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần.
3.3. Ban chỉ đạo thẩm tra kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, báo cáo cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp và Bộ Tài chính.
Thời gian để hoàn tất các công việc tại điểm 3.1, 3.2, 3.3 không quá 90 ngày làm việc kể từ ngày chuẩn bị xong hồ sơ tài liệu đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ; không quá 60 ngày đối với các trường hợp còn lại.
3.4. Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp:
Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo cổ phần hoá, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp phải ra quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
4. Căn cứ thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp lập:
– Danh sách người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp để xác định số cổ phần dự kiến người lao động được mua ưu đãi.
– Lập danh sách lao động thường xuyên làm việc tại công ty tại thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, phân loại lao động theo các đối tượng:
5. Hoàn tất Phương án cổ phần hoá:
5.1. Lập Phương án cổ phần hoá:
Căn cứ quy định hiện hành và tình hình thực tế của doanh nghiệp, Ban chỉ đạo xem xét quyết định thuê tổ chức tư vấn hoặc giao cho Tổ giúp việc và doanh nghiệp lập Phương án cổ phần hoá với các nội dung chính sau:
a) Giới thiệu về công ty, trong đó mô tả khái quát về quá trình thành lập công ty và mô hình tổ chức của công ty; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 – 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá.
b) Đánh giá thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, bao gồm:
– Thực trạng về tài sản (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê).
– Thực trạng về tài chính, công nợ.
– Thực trạng về lao động.
– Những vấn đề cần tiếp tục xử lý.
c) Phương án sắp xếp lại lao động:
– Số lao động có tên trong danh sách thường xuyên ở thời điểm có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.
– Số lao động tiếp tục tuyển dụng.
– Số lao động dôi dư và phương án giải quyết theo từng đối tượng.
d) Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 – 5 năm tiếp theo, trong đó nêu rõ:
– Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần: sắp xếp lại các bộ phận trong doanh nghiệp, đổi mới ngành nghề kinh doanh; đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
– Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các năm tiếp theo về sản phẩm, sản lượng, thị trường, lợi nhuận … và các giải pháp về vốn, nguyên liệu, tổ chức sản xuất, lao động tiền lương, …
đ) Phương án cổ phần hoá :
– Hình thức cổ phần hoá và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.
– Dự kiến cơ cấu vốn điều lệ: số cổ phần nhà nước nắm giữ, số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động (kèm theo danh sách đăng ký mua cổ phần của người lao động), số cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, số cổ phần bán cho các nhà đầu tư chiến lược (kèm theo danh sách) và số cổ phần dự kiến bán đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường.
– Phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định (đấu giá trực tiếp tại công ty, hoặc đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian, hoặc đấu giá tại trung tâm giao dịch chứng khoán).
e) Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo các quy định của
5.2. Hoàn thiện Phương án cổ phần hoá.
a) Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện Phương án cổ phần hoá và gửi tới từng bộ phận trong công ty để nghiên cứu trước khi tổ chức hội nghị công nhân viên chức (bất thường).
b) Tổ chức Hội nghị công nhân viên chức (bất thường) để lấy ý kiến hoàn thiện phương án cổ phần hoá.
c) Sau Hội nghị công nhân viên chức, Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện Phương án cổ phần hoá để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
d) Ban chỉ đạo thẩm định phương án cổ phần hoá báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá phê duyệt.
Thời gian để hoàn tất các nội dung quy định tại điểm 5.2 bước này không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
5.3. Phê duyệt phương án cổ phần hoá.
Cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét ra quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo.
Bước 2: Tổ chức bán cổ phần.
1. Ban chỉ đạo cổ phần hoá lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy định.
2. Tổ chức bán cổ phần:
2.1. Tổ chức bán đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường:
a) Đối với trường hợp bán đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp:
Ban chỉ đạo cổ phần hoá và doanh nghiệp tổ chức bán đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư.
b) Đối với trường hợp bán cổ phần tại tổ chức tài chính trung gian:
– Ban chỉ đạo lựa chọn tổ chức tài chính trung gian giao cho doanh nghiệp ký hợp đồng.
– Ban chỉ đạo và doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc bán cổ phần theo quy định.
c) Đối với trường hợp bán cổ phần tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Ban chỉ đạo cổ phần hóa được quyền đăng ký với cơ quan quyết định cổ phần hoá về thời gian dự kiến bán cổ phần, số lượng cổ phần dự kiến bán để cơ quan quyết định cổ phần hoá quyết định việc lựa chọn tổ chức bán cổ phần, đăng ký kế hoạch đấu giá với Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để quyết định thời gian đấu giá cổ phần của doanh nghiệp.
2.2. Trên cơ sở giá đấu thành công bình quân của các nhà đầu tư thông thường, Ban chỉ đạo cổ phần hoá:
– Chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp (nếu có).
– Tiến hành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược hoặc thương thảo với các nhà đầu tư chiến lược đã được lựa chọn.
3. Tổng hợp kết quả bán cổ phần báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá.
4. Báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá đối với trường hợp không bán cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án cổ phần hoá được duyệt.
(Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 3 tháng kể từ khí có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bước 3: Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
1. Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất.
Ban Chỉ đạo cổ phần hoá chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp tổ chức Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, ban Kiểm soát và bộ máy điều hành công ty cổ phần.
2. Căn cứ vào kết quả Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Hội đồng quản trị công ty cổ phần thực hiện đăng ký kinh doanh, nộp con dấu của doanh nghiệp cũ và xin khắc dấu của công ty cổ phần.
(Thời gian để hoàn tất các nội dung quy định tại điểm 1, điểm 2 Bước 3 không quá 30 ngày)
3. Lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí cổ phần hoá, báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá.
Nộp tiền thu từ cổ phần hoá về Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty mẹ, công ty nhà nước hoặc Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
4. Công ty cổ phần mua hoặc in tờ cổ phiếu cấp cho các cổ đông theo quy định hiện hành.
5. Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp xác định sẽ thực hiện niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán thì lập bộ hồ sơ xin cấp phép niêm yết gửi Bộ Tài chính (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước) theo quy định hiện hành.
6. Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.
Trong quá trình thực hiện, cơ quan quyết định cổ phần hoá, Ban chỉ đạo cổ phần hoá, Tổ giúp việc và doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước một lúc để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty nhà nước.