Hiện nay, những dự án quốc phòng, an ninh nằm trong trường hợp thực hiện việc chỉ định đầu tư. Vậy quy trình chỉ định nhà đầu tư dự án quốc phòng, an ninh được thực hiện thế nào?
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp nào sẽ phải thực hiện chỉ định nhà đầu tư:
Theo quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác thông tư 2020 (Luật PPP) thì việc chỉ định nhà đầu tư sẽ được thực hiện trong các trường hợp dưới đây:
+ Thứ nhất, đối với các dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng và an ninh quốc gia cũng như bảo vệ bí mật Nhà nước sẽ nằm trong trường hợp chị định nhà đầu tư;
+ Thứ hai, các dự án cần phải lựa chọn ngay nhà đầu tư thay thế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 của Luật này với mục đích để không làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện dự án trên thực tế;
– Để được phê duyệt dự án quyết định việc chỉ định nhà đầu tư thì cơ quan thẩm quyền sẽ thực hiện hoạt động này. Đối với trường hợp chỉ định nhà đầu tư với dự án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì trước khi chỉ định nhà đầu tư sẽ phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và bảo vệ bí mật nhà nước;
Như vậy theo quy định trên thì việc chỉ định nhà đầu tư nằm trong dự án quốc phòng an ninh là một trong những trường hợp bắt buộc phải thực hiện.
2. Quy trình chỉ định nhà đầu tư dự án quốc phòng, an ninh:
Hiện nay, quy trình chi tiết chỉ định nhà đầu tư dự án quốc phòng và an ninh được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 35/2021/NĐ-CP. Quy trình chi tiết các hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo sơ đồ quy định tại Mục IV và Mục V của Phụ lục V kèm theo nghị định này. Đối với các dự án đã được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 của Luật PPP thì việc chỉ định nhà đầu tư sẽ phải thực hiện theo đúng nguyên tắc đã được quy định tại Điều 66 của Nghị định này và thực hiện các quy trình chi tiết dưới đây:
– Thứ nhất, hoàn tất chuẩn bị chị định nhà đầu tư bao gồm việc lập thẩm định phê duyệt hồ sơ mời thầu. Các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm xác định nhà đầu tư phải đáp ứng quy định tại Điều 29 của Luật PPP và khoản 5 Điều 29 của Nghị định này được đề nghị chỉ định khi phê duyệt hồ sơ mời thầu;
– Thứ hai, tiến hành tổ chức chỉ định nhà đầu tư bao gồm:
+ Thực hiện hoạt động phát hành hồ sơ mời thầu hồ sơ mời thầu sẽ được phát hành cho nhà đầu tư được đề nghị chỉ định;
+ Cá nhân cần chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
+ Sau đó tiến hành mở hồ sơ dự thầu;
– Thứ ba, tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu đó là bước tiếp theo trong quá trình chỉ định nhà đầu tư;
– Thứ tư, sau khi đã hoàn tất các bước nêu trên việc trình thẩm định phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư cũng sẽ được thực hiện;
– Thứ năm, tiến hành đàm phán hoàn thiện ký kết hợp đồng dự án TPP, công khai thông tin hợp đồng.
Lưu ý rằng:
+ Việc đàm phán hoàn thiện hợp đồng sẽ không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu;
+ Đầu tư sẽ không được phép tiến hành thay đổi rút được từ chối thực hiện các nội dung cơ bản đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu và đã được bên mời thầu đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu từ trường hợp các bên thay đổi do nhà đầu tư đề xuất mang lại những hiệu quả cao hơn cho dự án ban đầu;
+ Trường hợp đàm phán hoàn thiện hợp đồng nếu không thành công thì bên mời thầu sẽ có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền để tiến hành xem xét quyết định về kết quả lựa chọn nhà đầu tư và tiến hành mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo và đàm phán hoàn thiện hợp đồng.
Như vậy, hoạt động thực hiện việc chỉ định nhà đầu tư dự án quốc phòng, an ninh cần thực hiện theo các bước đã trình bày nêu trên. Trong đó phải kể đến việc chuẩn bị chỉ định nhà đầu tư, tổ chức chỉ định nhà đầu tư sau đó tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu trình thẩm định phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư và tiến hành đàm phán hoàn thiện ký kết hợp đồng dự án và công khai thông tin hợp đồng. Và đối với các dự án liên quan đến quốc phòng an ninh thì yêu cầu đặt ra về việc bảo mật thông tin cũng như bảo vệ bí mật nhà nước nên phải tuân thủ theo những nguyên tắc được xác định.
3. Nguyên tắc thực hiện hoạt động chỉ định nhà đầu tư dự án quốc phòng, an ninh:
Hiện nay, để hoàn tất quy trình chỉ định nhà đầu tư dự án quốc phòng một cách đúng đắn và hợp pháp nhất thì các nguyên tắc phải đảm bảo thực hiện. Theo quy định tại Điều 66 của Nghị định 35/2021/NĐ-CP thì nguyên tắc thực hiện việc chỉ định nhà đầu tư được thực hiện như sau:
– Thứ nhất, cần đảm bảo rằng nội dung được ghi nhận trong hồ sơ ở các bước chuẩn bị chỉ định nhà đầu tư hoặc tổ chức chỉ định nhà đầu tư, trong giai đoạn trình thẩm định phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc thực hiện hoạt động đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án sẽ phải được thực hiện như đối với các bước tương ứng với quy trình đấu thầu rộng rãi. Riêng đối với nội dung nằm trong danh mục bí mật Nhà nước việc công khai thông tin nằm trong sự điều chỉnh của quy định pháp luật về bảo đảm bí mật Nhà nước;
– Thứ hai, Trong trường hợp khi thực hiện quy trình chỉ định nhà đầu tư thì bên mời thầu trao đổi thông tin, hồ sơ tài liệu với nhà đầu tư được đề nghị chỉ định. Không bắt buộc quy định về việc xếp hạng nhà đầu tư; nếu nhận thấy nhà đầu tư đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật sẽ không tiến hành thẩm định hoặc phê duyệt; Khi thực hiện đánh giá hồ sơ dự thầu bên mời thầu có quyền được phép mời nhà đầu tư đến làm rõ hoặc nếu nhận thấy các nội dung thông tin cần thiết trong hồ sơ dự thầu cần được sửa đổi bổ sung thì có thể thực hiện hoạt động này;
– Thứ ba, đối với giai đoạn sau khi đánh giá hồ sơ dự thầu tổ chuyên gia sẽ tiến hành lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét và trong bản báo cáo này phải ghi rõ được các nội dung như sau:
+ Trình bày được các nội dung về nhận xét tính công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Đối với trường hợp chưa đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế thì cũng phải ghi rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý trường hợp này;
+ Xét thấy nội dung của hồ sơ mời thầu ghi nhận các vấn đề chưa phù hợp với quy định pháp luật về đầu tư PPP và ảnh hưởng của các nội dung này dẫn đến các kiểu không rõ ràng hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư nếu; phát hiện ra vấn đề này thì có thể đưa ra đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục;
– Trong trường hợp đàm phán hoàn thiện hợp đồng với nhà đầu tư được đề nghị chỉ định không thành công bên mời thầu sẽ có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định hủy bị thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 của Luật PPP. Để đảm bảo cho quá trình chỉ định nhà đầu tư dự án quốc phòng an ninh được diễn ra một cách chính xác và đúng quy định trình tự thì các cá nhân cần đặc biệt lưu ý thực hiện đúng theo nguyên tắc cũng như quy trình đã được hướng dẫn trong bài viết.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Đầu tư theo phương thức đối tác thông tư 2020;
– Nghị định 35/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.